Luận Văn Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH 3
    LỜI MỞ ĐẦU 4
    Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản trị vốn lưu động trong Doanh nghiệp 5
    I. Vốn lưu động. 5
    1.1. Khái niệm: 5
    1.2. Phân loại vốn lưu động. 5
    1.3. Một số công cụ đánh giá vốn lưu động. 7
    1.3.1. Vòng quay vốn lưu động. 7
    1.3.2. Tỉ số thanh toán nhanh. 7
    1.3.3. Tỉ số thanh toán hiện thời 7
    II. Quản trị vốn lưu động 7
    2.1. Quản trị tiền mặt 7
    2.1.1. Sự cần thiết quản trị tiền mặt. 7
    2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng quản trị tiền mặt. 8
    2.2.3. Lập dự toán ngân sách tiền mặt 8
    2.2.4. Một số công cụ sử dụng đánh giá tiền mặt 8
    2.2. Quản trị khoản phải thu. 9
    2.2.1. Chính sách tín dụng (chính sách bán chịu) 9
    2.3. Theo dõi các khoản phải thu 11
    2.3.1. Mục đích 11
    2.3.2. Một số công cụ theo dõi các khoản phải thu 11
    2.3. Quản trị hàng tồn kho. 12
    2.3.1. Khái niệm và phân loại. 12
    2.3.2. Quản trị chi phí tồn kho 13
    2.3.3. Một số công cụ đánh giá hàng tồn kho 13
    Chương II. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL-Chi nhánh Hà Nội 15
    I. Tổng quan về công ty MTL. 15
    1.1. Giới thiệu về các hoạt động kinh doanh của công ty MTL. 15
    1.2. Tầm nhìn và triết lý kinh doanh của công ty 16
    1.2.1. Tầm nhìn. 16
    1.2.2. Triết lý kinh doanh 16
    1.3. Quá trình hình thành và phát triển. 16
    1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của MTL Hà Nội. 17
    1.4.1. Cơ cấu tổ chức. 17
    1.4.2. Cơ cấu nhân sự của công ty MTL- chi nhánh Hà Nội. 18
    1.5. Các đơn vị kinh doanh của công ty. 18
    II. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL-Chi nhánh Hà Nội. 19
    2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của MTL trong giai đoạn 2006-2008. 19
    2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL. 23
    2.2.1. Phân tích các chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của MTL 23
    2.2.2. Thực trạng quản trị tiền mặt. 24
    2.2.3. Thực trạng quản trị khoản phải thu: 27
    2.2.4. Thực trạng quản trị hàng tồn kho 29
    Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại MTL. 31
    I. Một số dự báo về vận tải tại Việt Nam và phương hướng phát triển của MTL đến năm 2015. 31
    1.1. Một số dự báo về vận tải trong thời gian tới tại Việt Nam. 31
    1.2. Phương hướng phát triển của MTL đến năm 2015. 34
    1.3. giải pháp. 36
    1.3.1.Quản lý khoản phải thu. 36
    1.3.2. Quản trị tiền mặt. 38
    KẾT LUẬN .42
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
    LỜI MỞ ĐẦU
    Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự tham gia vào một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp trên toàn thế giới thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam ở tất cả mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), thị trường còn tương đối nhỏ, năng lực tài chính và khả năng quản lý còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy ở thời điểm hiện tại và đặc biệt là trong những năm tiếp theo khi chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết của tổ chức WTO thì SME của chúng ta sẽ phải cạnh tranh rắt gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như là trong nước để giành giật thị trường, tồn tại và phát triển. Vì vậy, khi thị trường với những sự cạnh tranh gay gắt như vậy sẽ loại bỏ những doanh nghiệp có năng lực yếu kém, không đủ khả năng để tiếp tục cuộc chơi. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các SME là do năng lực quản trị tài chính hạn chế, đặc biệt trong việc hoạch định nguồn tài trợ và quản trị vốn lưu động, thể hiện qua tình trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản. Hiện tại, đây cũng là một vấn đề thực sự nhức nhối đối với các SME, vì vậy sau hơn 2 tháng thực tập tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội em đã quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội” cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình
    Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản trị vốn lưu động trong Doanh nghiệp
    I. Vốn lưu động.
    1.1. Khái niệm:
    Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy có thể hiểu:
    - Vốn lưu động là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động của doanh nghiệp.
    - Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được được thể hiện ở bộ phận tiền mặt, các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ tồn kho.
    Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển.
    Ngoài ra theo lí thuyết tài chính vốn lưu động còn được xác định bằng phần trội của tổng nguồn vốn dài hạn so với tổng tài sản cố định hay bằng phần chênh lệch của tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn. [3]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...