Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Trong thế giới ngày nay, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản (liquidity strains), khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thế giới cạnh tranh ngày càng gia tăng.

    Với tốc độ tăng trưởng khá cao và vị thế ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến ngành ngân hàng, được xem là “mạnh máu của nền kinh tế”. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với những gì đã diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 cho thấy vấn đề thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết được học trong chương trình đào tạo bậc cao học - Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào điều kiện Việt Nam, Luận văn này bàn về “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”.

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Tổng quan về ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản; tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam; những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này và một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.

    Phạm vi nghiên cứu: Đến cuối năm 2008, có 4 ngân hàng thương mại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần trong đó 3 ngân hàng mới được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, gồm: Bảo Việt, Tiên Phong, Liên Việt. Như vậy, có 38/41 ngân hàng đã hoạt động, có số liệu lịch sử; nhưng trong đó 4 ngân hàng chưa cung cấp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trên website của ngân hàng mình: Bắc Á, Dầu Khí Toàn Cầu, Đệ Nhất, Việt Nam Thương Tín, nên học viên không thu thập được số liệu. Tuy nhiên, các ngân hàng này có quy mô không lớn, không có sự khác biệt đáng kể nào so với các ngân hàng còn lại, do vậy, không ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Luận văn sẽ khảo sát 34/41 ngân hàng thương mại nội địa, không xét ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    3. Phương pháp nghiên cứu:

    Luận văn sử dụng các phương pháp: mô tả - giải thích, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, thống kê mô tả, kiểm định giả thiết .

    4. Những kết quả đạt được của Luận văn:

    Một là, phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản.

    Hai là, đánh giá tính thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản, tìm ra những hạn chế, tồn tại và một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian đến ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.

    5. Nội dung kết cấu của Luận văn:

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương.
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các từ viết tắt
    Danh mục bảng biểu Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO kinh doanh VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
    1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 3
    1.1.1 Khái niệm 3
    1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 4
    1.2 quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 4
    1.2.1 Khái niệm về rủi ro 4
    1.2.2 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 5
    1.2.3 quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 6
    1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 7
    1.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế -xã hội 8
    1.3 quản trị rủi ro thanh khoản 9
    1.3.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản 9
    1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản . 13
    1.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản 10
    1.3.4 Cung và cầu về thanh khoản . 11
    1.3.5 Đánh giá trạng thái thanh khoản . 12
    1.3.6 Chiến lược quản trị thanh khoản 12
    1.3.6.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản 12
    1.3.6.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản 13
    1.3.7 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản 17
    1.3.7.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh 17
    1.3.7.2 Đảm bảo về tỷ lệ khả năng chi trả 17
    1.3.7.3 Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản 17
    1.3.8 Các tiêu chuẩn cuối cùng cho việc đánh giá quản trị thanh khoản 21
    1.4 Kiểm định các giả thiết về khả năng thanh khoản22
    1.4.1 Kiểm định về chỉ số trạng thái tiền mặt H3 23
    1.4.2 Kiểm định về chỉ số năng lực cho vay H4 24
    1.4.3 Kiểm định về chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5 24
    1.4.4 Kiểm định về chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 25
    Kết luận Chương 1 26
    Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 27
    2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 27
    2.1.1 Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 27
    2.1.2 Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 31
    2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 33
    2.2.1 Vốn điều lệ và hệ số CAR 35
    2.2.2 Hệ số H1 và H2 38
    2.2.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 40
    2.2.4 Chỉ số năng lực cho vay H4 42
    2.2.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5 43
    2.2.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 45
    2.2.7 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7 46
    2.2.8 Chỉ số (tiền mặt+tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H8 47
    2.3 Trường hợp ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)49
    2.3.1 Quy định về hoạt động quản trị thanh khoản .49
    2.3.2 Thanh khoản và quản trị thanh khoản tại BIDV 52
    Đánh giá chung về thanh khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam 53
    Kết luận Chương 2 5
    Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC
    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 56
    3.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến
    năm 2020 56
    3.1.1 Định hướng phát triển ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến
    năm 2020 56
    3.1.2 Định hướng phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 57
    3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 58
    3.2.1 Về phía Chính phủ 58
    3.2.1.1 Một ngân hàng trung ương độc lập và đủ mạnh 58
    3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập 59
    3.2.1.3 Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước 60
    3.2.2 Về phía ngân hàng Nhà nước 60
    3.2.2.1 Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ 60
    3.2.2.2 Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại 61
    3.2.2.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng thương mại 62
    3.2.3 Về phía các ngân hàng thương mại 63
    3.2.3.1 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết 63
    3.2.3.2 Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô 64
    3.2.3.3 xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp 64
    3.2.3.4 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản “Có” - tài sản “Nợ” 65
    3.2.3.5 Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường trong quản trị 66
    3.2.3.6 xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá nội bộ .67
    3.2.3.7 Thiết lập mô hình tổ chức phù hợp 68
    3.2.3.8 xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp 69
    Kết luận . 70
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...