Tiến Sĩ Nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012


    TRANG BÌA
    LỜI CAM ĐOAN i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU vi
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii
    NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
    MỞ ĐẦU


    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU SÁCH BÁO CỦA DOANH NGHIỆP 13
    1.1. Quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập 13
    1.1.1. Khái niệm về sách báo và quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo 13
    1.1.2. Đặc điểm về hoạt động nhập khẩu sách báo và quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo trong bối cảnh hội nhập quốc tế 19
    1.1.3. Nội dung và phương pháp, công cụ quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo 32
    1.1.4. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp Việt Nam 40
    1.2. Hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp 43
    1.2.1. Quan niệm về hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp 43
    1.2.2. Tiêu chí và một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp 46
    1.3. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp nước ngoài và bài học rút ra về quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo 55
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp nước ngoài 55
    1.3.2. Bài học rút ra cho doanh nghiệp Việt Nam trong quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số doanh nghiệp nước ngoài 60

    Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU SÁCH BÁO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 64
    2.1. Thực trạng quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp Việt Nam 64
    2.1.1. Khái quát thực trạng hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp Việt Nam 64
    2.1.2. Phân tích thực trạng quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp Việt Nam 70
    2.2. Thực trạng hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của một số doanh nghiệp Việt Nam điển hình 82
    2.2.1. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Sách báo Việt Nam 82
    2.2.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Sách và Thương mại Hà Nội 90
    2.2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Văn hoá phẩm 98
    2.3. Tổng hợp đánh giá thực trạng quản trị và hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của một số doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việt Nam 109
    2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân 109
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 110

    Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU SÁCH BÁO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH SÁCH BÁO VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI 113
    3.1. Bối cảnh và những cơ hội, thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo của Việt Nam thời kỳ tới năm 2020 113
    3.2. Quan điểm và phương hướng nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo của Việt Nam trong thời kỳ tới. 116
    3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việt Nam 126
    3.3.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp nhập khẩu sách báo 126
    3.3.2 Giải pháp về phía Nhà nước 146
    KẾT LUẬN 152
    DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    PHỤ LỤC
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    LỜI CẢM ƠN


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

    Trong bối cảnh toàn cầu hoá, những chuyển dịch mang tính cơ cấu như cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, những tiến bộ nhanh chóng và vượt bậc của khoa học - công nghệ, sự phát triển mạnh các chuỗi giá trị toàn cầu đã thúc đẩy cạnh tranh giữa các nước. Lợi thế cạnh tranh chuyển từ tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động sang tri thức, kỹ năng và tính sáng tạo. Phát triển kinh tế tri thức luôn được các quốc gia xem như một quốc sách cho sự phát triển nhanh, bền vững và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế.Một yếu tố không thể thiếu và quan trọng để tạo nên thời đại kinh tế tri thức đó là sách báo.Lê Nin đã từng đưa ra khẩu hiệu:Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản.Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước.” [97, tr 41, 77]. Như vậy, trong thời đại kinh tế tri thức, trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ hay trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sách, báo là một phương tiện không thể thiếu. Sách, báo chứa đựng, lưu giữ và phổ biến các tri thức của nhân loại.Thông qua sách báo, các đường lối, chính sách, hệ tư tưởng hay những nền văn minh của mọi thời đại sẽ đến được mọi tầng lớp nhân dân.Sách, báo không chỉ là một hàng hoá đơn thuần mà còn chứa đựng các giá trị văn hoá, tinh thần. Vì vậy, phát triển kinh doanh sách, báo góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế tri thức, phát triển khoa học và công nghệ - giáo dục và đào tạo, tăng cường giao lưu quốc tế và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế của đất nước.
    Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về văn hoá tinh thần của con người càng nhiều và càng đa dạng. Để tồn tại và khẳng định mình, mỗi con người cũng như mỗi quốc gia đều phải có một quá trình giao lưu với xung quanh, với thế giới. Riêng đối với nước ta hiện nay, vấn đề trao đổi văn hoá, khoa học kĩ thuật, kinh tế với các nước trên thế giới là hết sức cấp bách, nó góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của nước ta với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu sách, báo là góp phần đẩy mạnh quá trình đó bằng giao lưu văn hoá. Những sách, báo xuất khẩu sẽ giới thiệu cho bạn bè thế giới biết hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam. Mặt khác, các sách, báo nhập khẩu sẽ phổ biến những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực giáo dục văn hoá, khoa học kĩ thuật, kinh tế xã hội của các nước cho mọi tầng lớp quần chúng nhân dân, tạo ra các cơ hội tiếp cận và tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, từ đó nâng cao tri thức, kỹ năng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa đất nước ta tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước nhà. Đồng thời, trong nhiều năm nay, hoạt động xuất nhập khẩu sách báo ở Việt Nam đã có những bước tiến bộ mới, song do yêu cầu của phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh hội nhập, đặt ra nhiều nhiệm vụ nặng nề, cả trong nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn đối với hoạt động xuất nhập khẩu sách báo. Nghị quyết số 22 – NQ/TW ngày mùng 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính Trị về Hội nhập quốc tế đã đề ra định hướng: tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tiếp thu tri thức, nhất là tri thức về quản lý và khoa học công nghệ, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đồng thời, cần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, văn hóa, thông tin, tuyên truyền; đấu tranh có hiệu quả nhằm hạn chế tác động tiêu cực về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Đây vừa là định hướng vừa là yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu sách báo Việt Nam trong hội nhập quốc tế thời kỳ tới.
    Hoạt động nhập khẩu sách báo là hoạt động ngoại thương, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp cũng như nhiệm vụ chung của ngành. Trong những năm gần đây, nhờ đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước hoạt động xuất khẩu sách báo trở nên sôi động hơn, phát triển mạnh mẽ hơn.Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra các cơ hội mới, thách thức mới đối với các doanh nghiệp nhập khẩu sách báo của việt nam.Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh để thích ứng với bối cảnh hội nhập. Quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo sao cho có hiệu quả, đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, luôn là điều trăn trở đối với các doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập:
    Thứ nhất: Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu sách báo còn chưa nhận thức được thế nào là quản trị hoạt động nhập khẩu và vai trò của quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo đối với toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
    Thứ hai: Nhiều doanh nghiệp còn đang lúng túng về phương pháp quản trị hay công cụ của quản trị để giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động nhập khẩu của mình.
    Thứ ba: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo chỉ tập trung làm giảm chi phí nhập khẩu mà chưa chú trọng đến các yếu tố khác của quá trình quản trị.
    Thứ tư: Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu sách báo chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế trong hoạt động nhập khẩu chứ chưa quan tâm đến hiệu quả xã hội mà hoạt động nhập khẩu sách báo đem lại.
    Bên cạnh đó, nhu cầu về quản lý hoạt động nhập khẩu sách báo ở tầm vĩ mô, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay luôn được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm.
    Hiện nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh sách báo nhập khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào hoạt động nhập khẩu sách báo đang trăn trở để đi tìm một qui trình quản trị chuẩn cho hoạt động nhập khẩu. Thực tế, hoạt động nhập khẩu vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ nhưng sự bất cập, không hợp lí trong qui trình nhập khẩu luôn làm chính những người trong cuộc gặp không ít khó khăn trong quá trinh kinh doanh của mình.
    Từ những lý do trên, cần có một công trình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo để có giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu đề tài luận án “Nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...