Tiến Sĩ Nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    TRANG BÌA
    LỜI CAM ĐOAN i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU vi
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii
    NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU SÁCH BÁO CỦA DOANH NGHIỆP 13
    1.1. Quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập 13
    1.1.1. Khái niệm về sách báo và quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo 13
    1.1.2. Đặc điểm về hoạt động nhập khẩu sách báo và quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo trong bối cảnh hội nhập quốc tế 19
    1.1.3. Nội dung và phương pháp, công cụ quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo 32
    1.1.4. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp Việt Nam 40
    1.2. Hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp 43
    1.2.1. Quan niệm về hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp 43
    1.2.2. Tiêu chí và một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp 46
    1.3. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp nước ngoài và bài học rút ra về quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo 55
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp nước ngoài 55
    1.3.2. Bài học rút ra cho doanh nghiệp Việt Nam trong quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số doanh nghiệp nước ngoài 60
    Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU SÁCH BÁO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 64
    2.1. Thực trạng quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp Việt Nam 64
    2.1.1. Khái quát thực trạng hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp Việt Nam 64
    2.1.2. Phân tích thực trạng quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp Việt Nam 70
    2.2. Thực trạng hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của một số doanh nghiệp Việt Nam điển hình 82
    2.2.1. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Sách báo Việt Nam 82
    2.2.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Sách và Thương mại Hà Nội 90
    2.2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Văn hoá phẩm 98
    2.3. Tổng hợp đánh giá thực trạng quản trị và hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của một số doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việt Nam 109
    2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân 109
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 110
    Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU SÁCH BÁO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH SÁCH BÁO VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI 113
    3.1. Bối cảnh và những cơ hội, thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo của Việt Nam thời kỳ tới năm 2020 113
    3.2. Quan điểm và phương hướng nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo của Việt Nam trong thời kỳ tới. 116
    3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việt Nam 126
    3.3.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp nhập khẩu sách báo 126
    3.3.2 Giải pháp về phía Nhà nước 146
    KẾT LUẬN 152
    DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    PHỤ LỤC
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    LỜI CẢM ƠN

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận ánTrong bối cảnh toàn cầu hoá, những chuyển dịch mang tính cơ cấu như cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, những tiến bộ nhanh chóng và vượt bậc của khoa học - công nghệ, sự phát triển mạnh các chuỗi giá trị toàn cầu đã thúc đẩy cạnh tranh giữa các nước. Lợi thế cạnh tranh chuyển từ tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động sang tri thức, kỹ năng và tính sáng tạo. Phát triển kinh tế tri thức luôn được các quốc gia xem như một quốc sách cho sự phát triển nhanh, bền vững và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế.Một yếu tố không thể thiếu và quan trọng để tạo nên thời đại kinh tế tri thức đó là sách báo.Lê Nin đã từng đưa ra khẩu hiệu:Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản.Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước.” [97, tr 41, 77]. Như vậy, trong thời đại kinh tế tri thức, trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ hay trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sách, báo là một phương tiện không thể thiếu. Sách, báo chứa đựng, lưu giữ và phổ biến các tri thức của nhân loại.Thông qua sách báo, các đường lối, chính sách, hệ tư tưởng hay những nền văn minh của mọi thời đại sẽ đến được mọi tầng lớp nhân dân.Sách, báo không chỉ là một hàng hoá đơn thuần mà còn chứa đựng các giá trị văn hoá, tinh thần. Vì vậy, phát triển kinh doanh sách, báo góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế tri thức, phát triển khoa học và công nghệ - giáo dục và đào tạo, tăng cường giao lưu quốc tế và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế của đất nước.
    Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về văn hoá tinh thần của con người càng nhiều và càng đa dạng. Để tồn tại và khẳng định mình, mỗi con người cũng như mỗi quốc gia đều phải có một quá trình giao lưu với xung quanh, với thế giới. Riêng đối với nước ta hiện nay, vấn đề trao đổi văn hoá, khoa học kĩ thuật, kinh tế với các nước trên thế giới là hết sức cấp bách, nó góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của nước ta với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu sách, báo là góp phần đẩy mạnh quá trình đó bằng giao lưu văn hoá. Những sách, báo xuất khẩu sẽ giới thiệu cho bạn bè thế giới biết hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam. Mặt khác, các sách, báo nhập khẩu sẽ phổ biến những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực giáo dục văn hoá, khoa học kĩ thuật, kinh tế xã hội của các nước cho mọi tầng lớp quần chúng nhân dân, tạo ra các cơ hội tiếp cận và tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, từ đó nâng cao tri thức, kỹ năng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa đất nước ta tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước nhà. Đồng thời, trong nhiều năm nay, hoạt động xuất nhập khẩu sách báo ở Việt Nam đã có những bước tiến bộ mới, song do yêu cầu của phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh hội nhập, đặt ra nhiều nhiệm vụ nặng nề, cả trong nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn đối với hoạt động xuất nhập khẩu sách báo. Nghị quyết số 22 – NQ/TW ngày mùng 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính Trị về Hội nhập quốc tế đã đề ra định hướng: tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tiếp thu tri thức, nhất là tri thức về quản lý và khoa học công nghệ, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đồng thời, cần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, văn hóa, thông tin, tuyên truyền; đấu tranh có hiệu quả nhằm hạn chế tác động tiêu cực về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Đây vừa là định hướng vừa là yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu sách báo Việt Nam trong hội nhập quốc tế thời kỳ tới.
    Hoạt động nhập khẩu sách báo là hoạt động ngoại thương, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp cũng như nhiệm vụ chung của ngành. Trong những năm gần đây, nhờ đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước hoạt động xuất khẩu sách báo trở nên sôi động hơn, phát triển mạnh mẽ hơn.Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra các cơ hội mới, thách thức mới đối với các doanh nghiệp nhập khẩu sách báo của việt nam.Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh để thích ứng với bối cảnh hội nhập. Quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo sao cho có hiệu quả, đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, luôn là điều trăn trở đối với các doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập:
    Thứ nhất: Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu sách báo còn chưa nhận thức được thế nào là quản trị hoạt động nhập khẩu và vai trò của quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo đối với toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
    Thứ hai: Nhiều doanh nghiệp còn đang lúng túng về phương pháp quản trị hay công cụ của quản trị để giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động nhập khẩu của mình.
    Thứ ba: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo chỉ tập trung làm giảm chi phí nhập khẩu mà chưa chú trọng đến các yếu tố khác của quá trình quản trị.
    Thứ tư: Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu sách báo chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế trong hoạt động nhập khẩu chứ chưa quan tâm đến hiệu quả xã hội mà hoạt động nhập khẩu sách báo đem lại.
    Bên cạnh đó, nhu cầu về quản lý hoạt động nhập khẩu sách báo ở tầm vĩ mô, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay luôn được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm.
    Hiện nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh sách báo nhập khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào hoạt động nhập khẩu sách báo đang trăn trở để đi tìm một qui trình quản trị chuẩn cho hoạt động nhập khẩu. Thực tế, hoạt động nhập khẩu vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ nhưng sự bất cập, không hợp lí trong qui trình nhập khẩu luôn làm chính những người trong cuộc gặp không ít khó khăn trong quá trinh kinh doanh của mình.
    Từ những lý do trên, cần có một công trình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo để có giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu đề tài luận án “Nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn..
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong và ngoài nước2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
    Đến nay, trên thế giới tuy chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách trực diện và có tính hệ thống về hiệu quả quản trị nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp, nhưng đã có một số công trình nghiên cứu về quản trị, hiệu quả quản trị doanh nghiệp Một số công trình liên quan đến đề tài Luận án như:
    + Lý thuyết cổ điển về quản trị doanh nghiệp. Lý thuyết này khởi nguồn từ Hoa Kỳ, với các tác phẩm nổi tiếng của Frederich Winslow Taylor và các cộng sự (1911), “Lí thuyết quản trị một cách khoa học” (Scientific Management) và “Các nguyên tắc quản trị một cách khoa học” (Principles of Scientific Management, [79, tr 30]. Lý thuyết cổ điển trong quản trị doanh nghiệp gồm hai trường phái lí thuyết chính. Một là, trường phái lý thuyết nâng cao hiệu quả quản trị bằng cách trình bày các biện pháp để tăng năng suất lao động của công nhân (Trong thế giới phương tây người ta gọi TayLor là cha đẻ của quản trị học). Hai là trường phái “Lý thuyết về quản trị hành chính”, xuất hiện vài năm sau đó của Henry Fayol ở Pháp, Maz Weber ở Đức, Chester Barnard, Luther Gulick và Lyndal Urwick ở Anh và Hoa Kỳ, với các tác phẩm “Administration industrielle et generale” (Quản trị công nghiệp và quản trị chung), xuất bản năm 1916, “The Function of the Excutive” (Các chức năng của nhà quản trị), xuất bản năm 1938, “Luận cứ về khoa học quản trị”, xuất bản năm 1937. Theo các tác phẩm này thì hiệu quả quản trị dựa theo các nguyên tắc quản trị lớn, theo tính hệ thống hợp tác của các cấp bậc cao hơn hay đưa ra các chức năng trong quản trị như: Planning – dự kiến, Oganizing – tổ chức, Staffing – nhân sự, Directing – chỉ huy, Coordinating – phối hợp, Reporting – báo cáo, Budgeting – ngân sách, tạo thành thuật ngữ “Posdcorb” trong quản trị.
    + Trường phái tâm lí xã hội trong quản trị doanh nghiệp, khởi đầu và điển hình làHugo Munsterberg (1913), “Tâm lý học và hiệu quả trong công nghiệp”[79, tr 34];trong đó, Hugo Munsterberg đã cho rằng hiệu quả quản trị là do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không phải chỉ do các yếu tố vật chất quyết định, mà còn do sự thoả mãn các nhu cầu tâm lí xã hội của con người. Ngoài ra, còn có Elton Mayo, Donglas Gregor với việc đưa ra thuyết X – Y trong qui tắc quản trị, Abraham Maslow với việc đưa ra các thứ bậc của nhu cầu
    + Trường phái hệ thống trong quản trị doanh nghiệp, khởi đầu và điển hình làWillian Gouchi với “Thuyết Z” trong quản trị[79, tr 35]. Theo thuyết Z, hiệu quả quản trị dựa trên việc đưa ra các quyết định đúng từ các nhà quản trị hay đề cao tính hợp tác trong doanh nghiệp.“Thuyết Z” là ảnh hưởng mạnh mẽ tại Nhật Bản.
    + Tompeters (1996), “301 ý tưởng hay về quản trị kinh doanh của các công ty Mỹ năng động nhất”, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh [90]. Đây là nhà kinh tế học người Mỹ đã từ cách tiếp cận thực tiễn để tổng kết những ý tưởng hay về quản trị kinh doanh. Trong đó, tác giả đã hệ thống hóa các ý tưởng hay của các nhà quản trị doanh nghiệp các công ty thành công ở Mỹ theo các chủ đề lớn: Tiếp thị, quan hệ khách hàng, quản lý con người, quản lý tiền bạc, lập kế hoạch, quan hệ với nhà cung cấp, điều hành, giải quyết mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các yếu tố môi trường kinh doanh
    2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
    · Một số giáo trình và sách chuyên khảo về quản trị doanh nghiệp:
    + Thanh Tâm, Ngô Kim Thanh (2010), “Giáo trình quản trị doanh nghiệp”, Nhà xuất bản kinh tế quốc dân, Hà Nội [79]. Trong đó, các tác giả đã hệ thống hóa một số lý luận về quản trị doanh nghiệp và quản trị kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
    + Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2009), “Giáo trình quản trị kinh doanh”, Nhà xuất bản kinh tế quốc dân, Hà Nội [24]. Trong đó, các tác giả đã đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị doanh nghiệp và các yếu tố của quản trị như: quản trị nhân sự, quản trị vốn
    + Hương Lan, Kiên Cường, Thuỷ Hồng (2009), “Quản trị marketing: Dành cho Giám đốc điều hành”, John A. Quelch, Katherine Jocz, Gail Mcgovern; Dịch, NXBTri thức [47]. Trong đó, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề trong quản trị marketing như: quản trị hàng hóa, quản trị giá cả, xúc tiến
    + Lưu Văn Nghiêm (2009), “Thực hiện quản trị quảng cáo”, Sách chuyên khảo, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội [60]. Trong đó, tác giả đã ra một số lý luận về quản trị nói chung và quản trị quảng cáo nói riêng
    + Nguyễn Khắc Hoàn (2009), “Giáo trình quản trị doanh nghiệp”, Đại học Huế [37]. Trong đó, tác giả đưa ra một số lý thuyết về quản trị doanh nghiệp và các yếu trong quản trị như: nhân sự, tài chính, chất lượng
    + Ngô Phúc Hạnh, Vũ Thị Minh Hiền, Phan Bá Thịnh (2010), “Giáo trình quản trị doanh nghiệp”,NXB Khoa học và Kỹ thuật [29]. Trong đó, các tác giả đã đưa ra một số lý thuyết về quản trị nói chung.
    + Nguyễn Văn Hoài biên dịch (2004), “Quản trị doanh nghiệp”, “Các qui tắc để tiến lên đỉnh cao của mọi tổ chức”/Jeffrey J. Fox; NXB Thống kê T.1 [35],“Để trở thành CEO”. Tác giả đã đưa ra một số nguyên tắc trong quản trị doanh nghiệp
    · Một số Luận án tiến sĩ và công trình nghiên cứu khác về quản trị và hiệu quả quản trị doanh nghiệp:
    + Đào Minh Đức (2008), “Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhãn hiệu tại doanh nghiệp Việt Nam”: LATS [25]. Trong đó, tác giả có đưa ra cách tiếp cận về hiệu quả quản trị nhưng dưới góc độ nhãn hiệu. Luận án chưa đề cập đến các vấn đề của quản trị nói chung và hiệu quả quản trị trong hoạt động nhập khẩu sách báo.
    + Nguyễn Đình Cung (2009),“Cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ quản trị công ty cổ phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam”: LATS Kinh tế [16]. Luậnán chỉ đề cập đến một số mô hình quản trị công ty chứ chưa đề cập đến hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu.
    + Lê Minh Diễn (2002) “Quản trị chiến lược marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam”: LATS [17].Luận án có đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị chiến lược Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại như: phân định một số khái niệm trong quản trị chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại; Nội dung và qui trình quản trị chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp; Môi trường marketing xuất khẩu của doanh nghiệp; Phương hướng và nguyên tắc hoàn thiện quản trị chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại ở nước ta và đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị để thúc đẩy quản trị chiến lược marketing của các doanh nghiệp thương mại. Luận án này không nghiên cứu về quản trị nhập khẩu của doanh nghiệp thương mại.
    + Đinh Tiến Dũng (2000), “Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam”: LATS [19], có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến đề tài như:Trong sản xuất kinh doanh thì hiệu quả được định nghĩa là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp dùng để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vực và mọi thời điểm. Bất kỳ mỗi quyết định đều cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép là giải pháp thực hiện có cân nhắc tính toán chính xác, phù hợp với sự tất yếu của các qui luật khách quan trong từng giai đoạn cụ thể. Luận án này không nghiên cứu về vấn đề hiệu quả quản trị của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu sách báo.
    · Một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động kinh doanh sách báo và xuất nhập khẩu sách báo như:
    + Phạm Thanh Tâm (1994), “Kinh doanh xuất bản trong cơ chế thị trường ở Việt Nam”: LATS [80]. Trong đó, tác giả có đề cập tới một số hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sách báo nhưng chưa hề đề cập đến vấn đề nhập khẩu sách báo.
    +Phạm Thanh Tâm (2007), “Văn hóa quản trị doanh nghiệp Xuất bản phẩm hiện nay ở Việt Nam” [81], đề tài nghiên cứu cấp viện, tác giả có đề cập đến vấn đề quản trị nhưng chưa nghiên cứu về quản trị trong hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp.
    + ĐỗThị Quyên (2008), “Nghiên cứu vấn đề quản lý thị trường xuất bản phẩm ở Việt Nam từ năm 1993 đến nay”[74], đề tài luận án tiến sĩ, tác giả có nghiên cứu đến tình hình quản lý chung về xuất bản phẩm trong đó có đề cập đến sách báo nhập khẩu nhưng dưới góc độ là các văn bản quản lý hành chính chứ chưa đề cập đến quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo.
    Tại Việt Nam, việc nghiên cứu những vấn đề về quản trị nhập khẩu sách báo hay hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo chỉ mới trong giai đoạn khởi động.Đến nay, theo thống kê của Thư viện quốc gia và các tạp chí chuyên ngành trong lĩnh vực xuất bản – phát hành thì chưa có công trình khoa học nào đã công bố ở trong và ngoài nước nghiên cứu chuyên sâu và giải quyết vấn đề quản trị hoạt động xuất nhập khẩu sách báo và hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
    Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo cho các doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
    Nhiệm vụ của luận án:
    - Xây dựng phương pháp luận và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của một số doanh nghiệp kinh doanh sách báo nhập khẩu tại Việt Nam.
    - Đề xuất các phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
    4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
    4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án:Khách thể nghiên cứu của đề tài Luận ánlà hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp. Đối tượng khảo sát của đề tài luận án là các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu sách báo ở Hà Nội.
    4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án
    + Về mặt nội dung, tập trung vào việc nghiên cứu cơ sở khoa học - thực tiễn của hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp kinh doanh sách báo ở Việt Nam dựa trên phạm vi: Thứ nhất, nghiên cứu hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo là một hiệu quả bộ phận trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm cả tiêu thụ). Thứ hai, nghiên cứu hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo chỉ trong khâu nhập khẩu (không bao gồm tiêu thụ). Luận án sẽ phân tích đặc điểm của quản trị nhập khẩu sách báo đối với các doanh nghiệp kinh doanh sách báo và đưa ra các cách đánh giá hiệu quả theo từng khâu và của toàn bộ quá trình nhập khẩu sách báo. Sách báo mà luận án đề cập là sách báo được nhập khẩu chính ngạch và nhập khẩu với mục đích kinh doanh. Mặc dù đặc trưng của sách và báo có những khác biệt nhưng về cơ bản vẫn có sự tương đồng, do đó, trong luận án đề cập sách và báo như một mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp.
    + Về mặt thời gian, các khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng chủ yếu trong giai đoạn 2002 -2011, các biện pháp được kiến nghị cho giai đoạn tới năm 2020.
    + Về mặt không gian, các doanh nghiệp được khảo sát tập trung ở Hà Nội.
    5. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án
    Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận án:Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Các phương pháp nghiên cứu kinh tế cụ thể gồm:
    - Các phương pháp định tính:
    + Phương pháp tổng hợp dùng để nhận xét đánh giá tình hình nghiên cứu về đề tài luận án trong và ngoài nước. Đưa ra các nhận xét, kết luận chung cho từng chương và cả đề tài. Lựa chọn hướng tiếp cận đề tài phù hợp với nội dung nghiên cứu.
    + Phương pháp qui nạp kết hợp với diễn dịch dùng để tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp, đưa ra các nhận định, bình luận khoa học. Bên cạnh đó, phương pháp qui nạp còn giúp tổng hợp đánh giá và đưa ra được một số khái niệm từ rất nhiều khái niệm của các đề tài và các tác giả khác
    + Phương pháp phân tích dùng để nghiên cứu, đánh giá, nhận xét thực trạng quản trị và hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách, báo của một số doanh nghiệp kinh doanh sách, báo Việt Nam. Phân tích các tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu làm đề tài để đúc rút ra những quan niệm, đường hướng cho từng lĩnh vực đề tài nghiên cứu.
    - Các phương pháp định lượng: sử dụng phương pháp toán kinh tế (phương trình, hàm số ) để xây dựng, xác lập các chỉ tiêu và đo lường hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp.
    - Các phương pháp nghiên cứu tài liệu(tại bàn, khảo sát thực tiễn) dùng để thu thập thông tin, xử lý các số liệu phù hợp với nội dung đề tài, đưa ra các xu thế và dự báo đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
    Góc độ tiếp cận đối tượng nghiên cứu:
    Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận tối đa trong điều kiện cụ thể nhưng quá trình hoạt động kinh doanh là một quá trình liên tục của nhiều khâu, nhiều công đoạn và trong quá trình đó có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng.Mỗi một yếu tố ảnh hưởng đều có một vai trò tác dụng khác nhau và mức độ ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả cuối cùng.Muốn cho hiệu quả cuối cùng của kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất thì từng thành tố cần phải đạt được hiệu quả cao nhất.Trong đó, hoạt động nhập khẩu nói riêng hay với hiệu quả quản trị nhập khẩu phải đạt được hiệu quả cao nhất. Đặc biệt quan trọng là hiệu quả của mỗi quá trình hoạt động không chỉ được đo bằng chi phí thấp nhất mà nó phải đảm bảo được rằng bên cạnh chi phí thấp nhất còn nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả quản trị, bởi lẽ có những trường hợp chi phí thấp nhất trong một khâu không đồng nghĩa với hiệu quả cao nhất mà hoạt động đó có và cần mang lại bởi tác động của một khâu trong tổng thể hiệu quả chung, có thể cần đến những chi phí cao hơn.
    Vì vậy, khi đo hiệu quả của một quá trình hoạt động người ta cần phải xem xét, tính toán được một chi phí hợp lý với một hiệu quả cao nhất nhờ kết quả của hoạt động đó đem lại cho toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Để đo, đánh giá hiệu quả quản trị một hoạt động như vậy, người ta không chỉ đo bằng chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động đó, chi phí chỉ là một trong những tiêu thức đánh giá nhưng chưa đầy đủ, chưa toàn diện, thậm chí chỉ quan tâm đến chi phí này còn làm sai lệch việc đánh giá đến hiệu quả hoạt động chung. Bên cạnh chi phí, người ta cần phải xem xét đến rất nhiều các khía cạnh khác khi đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị:
    - Mức độ chính xác hay đúng đắn của quyết định của quản trị
    - Tính đúng đắn của chiến lược, kế hoạch kinh doanh với tư cách là kết quả của hoạt động quản trị
    - Tính đúng của phương pháp quản trị đã được lựa chọn và sử dụng
    - Tính đúng của hệ thống tổ chức quản trị hoạt động đã được thiết lập và vận hành trong thực tiễn
    - Tính đúng của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh
    - Mức độ sai lệch giữa các quyết định quản trị (các khâu) và tác động của nó đến kết quả hoạt động bộ phận nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh nói chung.
    Cho nên, để đảm bảo đánh giá đúng hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp kinh doanh sách báo với tính chất là hiệu quả bộ phận (hoạt động nhập khẩu) trong toàn bộ hoạt động kinh doanh sách báo nhập khẩu của doanh nghiệp (gồm cả hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ sách báo nhập khẩu) nhưng không tách rời giữa các khâu của quá trình (chu trình) kinh doanh thương mại (T – H – T[SUP]’[/SUP]), Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ góc độ phân tích hệ thống chuyên ngành.
    6. Các điểm mới của đề tài luận án
    · Xác lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp.
    · Xác định các đặc điểm trong quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp.
    · Rút ra những bài học về quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các doanh nghiệpkinh doanhsách báo nổi tiếng trên thế giới.
    · Tổng kết thực tiễn và đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của một số doanh nghiệp kinh doanh sách báo có trụ sở tại địa bàn Hà Nội.
    · Đưa ra các quan điểm và phương thức nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ tới.
    · Đề xuất các giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việt Nam thích ứng với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ tới.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Các cơ sở lí luận về hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp
    Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của các doanh nghiệp kinh doanh sách báo Việt Nam trong thời kỳ tới.

    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
    HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU SÁCH BÁO CỦA DOANH NGHIỆP

    1.1. Quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập
    1.1.1. Khái niệm về sách báo và quản trị hoạt động nhập khẩu sách báo
    - Khái niệm về sách và báo:“Sách là tập hợp giấy có chữ in đóng lại thành quyển để học hay để đọc” [96]. “Báo là các ấn phẩm định kỳ, in trên giấy khổ lớn, có nhiều tin, bài, ảnh để thông tin tuyên truyền” [95, tr 80-81].
    Như vậy, theo một khía cạnh nào đó, sách báo là một dạng phương tiện truyền thông đại chúng có nội dung vô cùng phong phú, nhằm phổ biến đến đông đảo người sử dụng thông qua hình thức trao đổi hàng - tiền; do đó, nó cũng là đối tượng để kinh doanh.
    - Khái niệm về hoạt động nhập khẩu sách báo: Nhập khẩu là đưa, nhận hàng hoá, tư bản vào nước mình. Nhập khẩu trực tiếp là việc nhập khẩu hàng hoá thẳng từ một nước xuất khẩu (nước bán hàng) vào nước nhập khẩu không thông qua nước thứ ba (nước trung gian) [95, tr 1162]. Hay nhập khẩu hàng hóa diễn ra khi có sự thay đổi quyền sở hữu hàng hóa giữa đơn vị không thường trú với đơn vị thường trú mà không nhất thiết phải chuyển qua biên giới. Theo cách định nghĩa này, có những giao dịch nhập khẩu sách báo mà sách báo sau khi mua bán (thay đổi quyền sở hữu) nhưng vẫn không ra khỏi biên giới của nước xuất khẩu, như: những sách báo mà các đơn vị thường trú mua và sử dụng ở nước ngoài (nhập tại chỗ), sách báo bị mất mát và tổn thất sau khi đã chuyển quyền sở hữu trước khi qua biên giới. Ngược lại, có những sách báo có xuất xứ nước ngoài được chuyển qua biên giới kinh tế nhưng không xem là nhập khẩu, như: những sách báo tạm nhập và sẽ tái xuất ra, không thay đổi sở hữu như sách báo của các đơn vị nước ngoài, không thường trú gửi vào triển lãm ở lãnh thổ kinh tế nước ta, sách báo của nước ngoài chuyển vào đến các sứ

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. Tiếng Việt
    1. Minh Anh (2008), “Nhập siêu đe doạ cân đối vĩ mô”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 424, Tr.17 – 18.
    2. Phương Anh (2008), “Hạn chế nhập khẩu - Cách nào?”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 423, Tr. 23 – 25.
    3. Trần Anh (1996), “Đổi mới công tác quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp thương mại ở nước ta hiện nay”: LA PTS Khoa học.
    4. Nguyễn Tấn Bình (2010), “Tài chính kế toán dành cho nhà quản trị: Đọc hiểu báo cáo tài chính. Phân tích báo cáo tài chính. Ra quyết định kinh doanh. Ra quyết định đầu tư”, Tái bản lần thứ 3. - Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh.
    5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tư 30/2006/TT-BVHTT, ngày 22/2/2006.
    6. Bộ Thương Mại (2007), Đề án nghiên cứu: “Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Hà Nội.
    7. Trần Văn Chánh, cùng tập thể tác giả (1997), “Từ điển quản trị kinh doanh Anh-Pháp - Việt”, Nhà xuất bản Thống kê.
    8. Lê Trịnh Minh Châu cùng tập thể tác giả (2006, “Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
    9. Chính phủ, Quyết định số 110/2004/QĐ - TTg ngày 23/6/2004.
    10. Chính phủ, Nghị định 111/2005/NĐ - CP, ngày 26/8/2005.
    11. Chính phủ, Nghị định số 56/2006/NĐ - CP ngày 06/6/2006.
    12. Chính phủ, Nghị định số 02/2011NĐ - CP ngày 06/01/2011.
    13. Nguyễn Văn Chung (2001), “Hoàn thiện quản trị chiến lược Marketing kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước trên các đô thị lớn nước ta”, LATS Kinhtế.
    14. Công ty Xunhsaba, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Sách và Thương mại Hà nội, Công ty Cổ phần Văn hoá phẩm, (2002 -2010), “Báo cáo tổng kết các năm”.
    15. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
    16. Nguyễn Đình Cung (2009), “Cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ quản trị công ty cổ phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam”: LATS Kinh tế.
    17. Lê Minh Diễn (2002) “Quản trị chiến lược marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam”, LATS.
    18. Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Thị Quý, “Mối quan hệ giữa nền kinh tế thị trường với việc giữ gìn bản sắc dân tộc”.
    19. Đinh Tiến Dũng (2000), “Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam” LATS.
    20. Peter F. Drucker; Nguyễn Dương Hiếu dịch (2008), “Nhà quản trị thành công = Effective executive : Cách thức giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất”, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh
    21. Đặng Đình Đào (2008), “Tổng quan về xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sau một năm gia nhập WTO (2007) và triển vọng 2008”, Tạp chí Kinh tế phát triển, Tháng 1, Số 127
    22. Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình marketing căn bản – Nhà xuất bản Giáo dục.
    23. Nguyễn Ngọc Điện (2009), “Phát triển quản trị chiến lược trong doanh nghiệp Việt Nam”, LATS Kinh tế
    24. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2009), “Giáo trình quản trị kinh doanh”, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà nội.
    25. Đào Minh Đức (2008), “Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhãn hiệu tại doanh nghiệp Việt Nam”: LATS.
    26. Võ Văn Đức (2008), “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xuất nhập khẩu”, Tạp chí Lý luận chính trị , Số 6, Tr. 28-31,58
    27. Hoàng Minh Đường, TS Nguyễn Thừa Lộc (1998), “Giáo trình Quản trị kinh doanh thương mại”, Nhà xuất bản Giáo dục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...