Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn oda tại việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 21/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Ý nghĩa của đề tài.
    Nền kinh tế Việt Nam xuất phát điểm là một đất nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Đảng và Nhà nước đang tiếp tục đổi mới và huy động tất cả nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước để đạt mục tiêu sau 2010 nước ta sẽ trở thành nước có mức thu nhập trung bình và tiến tới năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Trong hoàn cảnh, nguồn vốn cho đầu tư ở trong nước còn hạn hẹp, tốc độ tích lũy chưa cao nên để đáp ứng lượng vốn rất lớn cho nhu cầu tái thiết xây dựng nền kinh tế thì nguồn vốn từ bên ngoài có ý nghĩa rất to lớn đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Trong đó, nguồn vốn vay có tính ưu đãi nhất là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
    Chính từ tính phù hợp của vốn ODA, Nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc trong việc vận động thu hút nguồn vốn này cho phát triển nền kinh tế. Việt Nam chính thức được nhận vốn ODA từ các nhà tài trợ trên thế giới bắt đầu từ năm 1993. Sau hơn 15 năm thực hiện, vốn ODA đã đóng góp phần quan trọng cùng với nguồn trong nước trong lĩnh vực đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam được các nhà tài trợ đánh giá là điểm sáng trong thu hút và sử dụng vốn ODA. Việt Nam đã chủ động hoà nhập với nền kinh tế thế giới, tăng cường quan hệ với các tổ chức đa phương cũng như đối tác song phương. Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ trên thế giới.
    Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế như tỷ lệ giải ngân ODA chậm không tương xứng với lượng vốn đã được ký kết, xảy ra tình trạng lãng phí, dùng vốn sai mục đích. Hơn nữa hiện nay, sự đóng góp của các nhà tài trợ cho nguồn vốn ODA trên thế giới gặp khó khăn do bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặt khác, nếu đến năm 2010 Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình thì các nhà tài trợ sẽ cắt giảm tính chất ưu đãi vốn vay dành cho Việt Nam.Vì vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA cho phát triển kinh tế hiện nay và cho giai đoạn tiếp theo là vấn đề bức thiết của nước ta.
    Xuất phát từ lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI VIỆT NAM” để nghiên cứu.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là từ thực tiễn quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam, tìm ra các mặt hạn chế và đưa ra kiến nghị nâng cao hiệu quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam cho giai đoạn hiện tại cũng như giai đoạn tiếp theo.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các văn bản pháp quy và hoạt động thực tiễn liên quan đến công tác quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993-2008.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp hệ thống: Hệ thống hóa các văn bản pháp lý về lĩnh vực ODA và đối chiếu với thực tiễn áp dụng;
    - Phương pháp thống kê
    - Phương pháp so sánh, phân tích các số liệu đã thống kê được
    -Thừa kế các số liệu các công trình nghiên cứu khác liên quan đến ODA, các kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn ODA một số nước trên thế giới và dựa trên các định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA của Chính phủ để đưa ra các kiến nghị.
    5. Kết cấu đề tài
    Đề tài được trình bày trong 63 trang
    - Chương 1: Lý luận tổng quan của đề tài
    - Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993 - 2008
    - Chương 3: Những kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian tới.
    MỤC LỤC
    TRANG
    PHỤ BÌA
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI 4
    1.1 Khái niệm vốn ODA .4
    1.1.1 Khái niệm vốn ODA 4
    1.1.2 Nguồn gốc của vốn ODA .5
    1.3 Phân loại vốn ODA .5
    1.3.1 Phân loại theo hình thức cấp 5
    1.3.2 Phân loại theo nguồn cấp .7
    1.3.3 Phân loại theo loại hình hỗ trợ 7
    1.3.4 Khái quát quy trình vận động, đàm phát và ký kết vốn ODA .8
    1.3.4.1 Các hình thức vận động .8
    1.3.4.2 Các bước cơ bản của quy trình vận động, đàm phán,
    ký kết vốn ODA 9
    1.4 Vai trò và ý nghĩa của nguồn vốn ODA đối với nước tiếp nhận . 9
    1.4.1. Các mặt tích cực đối với nước tiếp nhận 9
    1.4.2. Các điểm hạn chế đối với nước tiếp nhận 12
    1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA
    1.4.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA .14
    1.4.3.2 Mô hình Harrod-Domar .15
    1.4.3.3 Mô hình hai khoảng cách (“Two-gap” model) 16
    1.5 Mục tiêu cung cấp vốn ODA của nhà tài trợ .17
    1.5.1 Mục tiêu kinh tế 17
    1.5.2 Mục tiêu nhân đạo .18
    1.5.3 Mục tiêu chính trị 18
    1.6 Kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn ODA một số
    nước trên thế giới .19
    1.6.1 Trung Quốc .19
    1.6.2 Thái Lan 20
    1.6.3 Malaysia 20
    1.6.4 Ba Lan .21
    1.6.5 Kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn ODA được rút ra từ
    các nước trên thế giới cho Việt Nam 22
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I .23
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2008 24
    2.1 Tổng quan tình hình quản lý, sử dụng vốn ODA
    từ năm 1993 đến năm 2008 24
    2.1.1 Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân Việt Nam
    từ năm 1993 đến năm 2008 26
    2.1.2 Cơ cấu vốn ODA theo nhà tài trợ .28
    2.1.3 Cơ cấu vốn ODA theo ngành, lĩnh vực 30
    2.2 Đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam 32
    2.2.1 Vai trò của vốn ODA đối với nền kinh tế Việt Nam 32
    2.2.1.1 Vốn ODA góp phần phát triển cơ sở hạ tầng 32
    2.2.1.2 Vốn ODA tham gia phát triển nông nghiệp và phát triển
    nông thôn, xóa đói giảm nghèo .35
    2.2.1.3 Vốn ODA tham gia phát triển nguồn nhân lực .36
    2.2.1.4 Đánh giá vai trò của vốn ODA với tăng trưởng kinh tế Việt Nam .36
    2.2.1.5 Đánh giá khả năng chịu đựng nợ của nền kinh tế Việt Nam 39
    2.2.2 Các hạn chế trong quản lý, sử dụng vốn ODA và nguyên nhân .40
    2.2.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý và
    sử dụng vốn ODA chưa đồng bộ 40
    2.2.2.2 Tỷ lệ giải ngân vốn ODA tại Việt Nam còn thấp 42
    2.2.2.3 Năng lực quản lý và tổ chức hoạt động của
    ban quản lý dự án còn bất cập 45
    2.2.2.4 Trong quản lý và sử dụng vốn ODA phát sinh tình
    trạng sử dụng sai mục đích và thất thoát 46
    2.2.2.5 Phân bổ vốn ODA vào quá nhiều lĩnh vực .47
    2.2.2.6 Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư vốn ODA
    chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế 47
    2.2.2.7 Chưa quan tâm đúng mức đến việc tái cơ cấu vốn đầu tư
    của các dự án có vốn ODA .47
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 48
    CHƯƠNG 3: CÁC KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI VIỆT NAM 49
    3.1 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư của Việt Nam đến năm 2020 49
    3.2 Dự báo vốn ODA được ký kết cho Việt Nam thời kỳ 2011-2020 .50
    3.3 Định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam đến năm 2020 50
    3.3 Các giải pháp tăng cường thu hút và sử vốn ODA đến năm 2020
    tại Việt Nam 52
    3.3.1 Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến nguồn vốn ODA 52
    3.3.2 Minh bạch thông tin và tăng cường kiểm toán để ngăn ngừa tham nhũng 52
    3.3.3 Nhóm giải pháp cho công tác giải ngân vốn ODA .53
    3.3.4 Nâng cao năng lực nhân sự quản lý vốn ODA .56
    3.3.5 Đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống thông tin và đánh giá dự án 57
    3.3.6 Đánh giá khả năng hấp thụ vốn ODA các địa phương .58
    3.3.7 Nâng cao tính độc lập của ban Quản lý dự án 59
    3.3.8 Mở rộng các khoản vay ít ưu đãi từ các nhà tài trợ trên thế giới 60
    3.3.9 Tăng cường huy động vốn trong nước bổ sung nguồn
    vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng 61
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .62
    KẾT LUẬN .63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...