Luận Văn Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra kinh tế - xã hội cấp huyện

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THANH TRA KINH TẾ - XÃ HỘI

    I. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THANH TRA KINH TẾ - XÃ HỘI

    1. Khái niệm quản lý
    Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ Xã hội hoá ngày càng cao thì yêu cầu quản lý càng cao và vai trò của nó tăng lên.
    Thuật ngữ Quản lý có nhiều cách diễn đạt khác nhau, với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động nhằm tác đồng một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.

    Với quan niệm trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
    - Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn là cá nhân hoặc tổ chức, chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.
    - Đối tượng quản lý: tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý. Tuỳ theo từng đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý khác nhau.
    - Khách thể quản lý chịu sự tác động hay chịu sự điều chỉnh của chủ thể quản lý, đó là hành vi của con người và các quá trình xã hội.
    - Mục tiêu quản lý là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm do chủ thể quản lý định trước. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp.

    * Có 3 dạng quản lý:

    + Quản lý về mặt vô sinh: đất, đá, quặng, sắt
    + Quản lý các quá trình của giới sinh vật: cây trồng, vật nuôi
    + Quản lý các quá trình trong xã hội: quản lý kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
    Quản lý là một hoạt động rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố đó tác động đến nội dung, phương thức và công cụ để tiến hành quản lý. Một số yếu tố cơ bản cần chú ý là: yếu tố con người, yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố quyền lực, yếu tố thông tin và yếu tố văn hoá.

    2. Khái niệm Quản lý Nhà nước

    Quản lý Nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là quản lý công việc của Nhà nước. Nội hàm của quản lý Nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi một quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Ngày nay, quản lý Nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp.
    Trong hệ thống xã hội tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội trong hoạt động quản lý của các chủ thể khác nhau đó thì quản lý Nhà nước có những điểm khác biệt.

    Trước hết
    , chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong Bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp.
    Thứ hai, đối tượng quản lý nhà nước là toàn bộ dân cư và các tổ chức trong phạm vi tác động quyền lực nhà nước.
    Thứ ba, vì tính đa dạng về lợi ích và hoạt động của con người trong xã hội, quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân.
    Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
    Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Trong hoạt động quản lý Nhà nước vấn đề kết hợp các yếu tố của hoạt động quản lý là rất phức tạp, đòi hỏi các nhà quản lý phải có năng lực cao với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ hiện đại.

    3. Khái niệm về thanh tra

    Theo từ điển tiếng việt với nghĩa thứ nhất thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ làm việc của địa phương, cơ quan, xí nghiệp; với nghĩa thứ hai chỉ nghề nghiệp, tên gọi chức danh như người làm thanh tra, đoàn thanh tra của Bộ.
    Như vậy, thanh tra luôn được hiểu gắn liền với hoạt động của chủ thể mang thẩm quyền Nhà nước. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được trao quyền, nhân danh chủ thể quản lý Nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm soát, xem xét tận nơi, tại chỗ các đối tượng của quản lý để giúp cho quản lý đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.
    Thanh tra có nghĩa là sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một số đối tượng nhất định.
    Thanh tra có nhiệm vụ theo dõi, xem xét sự chấp hành đúng đắn, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ. Thanh tra là một khâu công tác quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý của Bộ máy quản lý Nhà nước. Nó có mục đích giúp cơ quan lãnh đạo vừa kiểm tra đúng đắn của bản thân sự lãnh đạo của mình vừa kiểm tra vừa chấp hành của cơ quan thuộc thẩm quyền nhằm tìm ra những biện pháp chỉ đạo và quản lý tốt nhất, bảo đảm cho những chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước được chấp hành một cách đầy đủ có hiệu lực.

    Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện quyền dân chủ Xã hội chủ nghĩa. Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện các quy định của mình và thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức hữu quan và cá nhân có trách nhiệm nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
    Từ những nhận thức trên cho thấy, trong hoạt động quản lý Nhà nước, thanh tra là một khâu công tác, là một dạng của hoạt động quản lý Nhà nước. Trong Bộ máy quản lý Nhà nước, thanh tra là một chức năng thiết yếu: “thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” (Trích lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị công tác thanh tra năm 1961). Do đó thanh tra gắn liền với quản lý Nhà nước.

    Quản lý Nhà nước được hiểu là chủ thể quản lý, nhân danh quyền lực Nhà nước tác động đến đối tượng quản lý. Thanh tra là công cụ của cơ quan quản lý Nhà nước và như vậy tổ chức thanh tra Nhà nước thực hiện quyền lực Nhà nước để xem xét, đánh giá việc thực hiện chủ trương, chính sách Pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra.

    4. Khái niệm về thanh tra Kinh tế - Xã hội

    Thanh tra kinh tế - xã hội là thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...