Tiểu Luận Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại Thành phố HCM

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại Thành phố HCM
    Giới thiệu chung

    Lý do chọn đề tài
    Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
    Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc coi trọng chính sách đầu tư văn hóa, đầu tư cho con người; khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo văn hóa, hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều hơn là thể hiện vai trò của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Từ khi có Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997, Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao đã mở đường cho cơ hội phát huy nguồn nội lực trong nhân dân cùng tham gia phát triển văn hóa theo mô hình xã hội hóa.
    Thực hiện chủ trương xã hội hóa đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã có bước phát triển rõ rệt của khu vực ngoài công lập; bước đầu huy động được tiềm năng và nguồn lực xã hội; mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình, tăng cường cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Nghị định 73/1999/NĐ-CP ra đời đã tạo ra hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh với nhiều ưu đãi ở mức cao, nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Riêng tại địa bàn Quận 1 đã nhanh chóng phát triển nhiều mô hình hoạt động văn hóa như: Các câu lạc bộ, đội nhóm văn hóa văn nghệ . do tư nhân bỏ vốn đầu tư; hoạt động vũ trường; cửa hàng kinh doanh băng đĩa hình, nhạc; tụ điểm hát cho nhau nghe; sân khấu ca nhạc ngoài trời; tụ điểm vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi; chiếu phim; siêu thị sách . Đặc biệt, loại hình kinh doanh karaoke phát triển khá mạnh do các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở đầu tư ở mức độ vừa và nhỏ; đã góp phần làm phong phú, đa dạng hơn hoạt động văn hóa; thu hút đông đảo mọi tầng lớp, đối tượng đến tham gia sinh hoạt vui chơi trong thời gian rỗi.
    Những năm đầu triển khai, một mặt đã phát huy được tính tích cực, góp phần không nhỏ cùng các thiết chế văn hóa của Nhà nước (Nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, bảo tàng ) nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, được sự đồng tình của xã hội; khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước là đúng đắn. Mặt khác, những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập, một bộ phận các chủ cơ sở karaoke vì “hám lợi” đã cạnh tranh không lành mạnh, đưa “chiêu bài” sử dụng tiếp viên nữ với nhiều phương thức “câu khách” làm cho hoạt động karaoke biến dạng một cách rõ nét. Các ngành nghề dịch vụ thương mại nhạy cảm khác như: nhà hàng, quán ăn, cà phê, quán bar (rượu, bia) len lỏi, hoạt động song hành với karaoke; từ đó đã xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, gây nhiều dư luận xã hội và báo chí đã lên tiếng cảnh báo; làm đau đầu các cơ quan quản lý trên lĩnh vực hoạt động này.
    Là một sinh viên thực tập trong ngành văn hóa và trước “báo động” thực trạng hoạt động karaoke luôn diễn biến phức tạp. Tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tai Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình đưa karaoke trở về với mô hình văn hóa lành mạnh, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống; kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh karaoke; góp phần cùng Quận 1 nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thúc đẩy kinh tế - xã hội cả nước phát triển.
    Lý do chọn đề tài 8
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ DỊCH VỤ KARAOKE .10
    1.1. Quản lý hoạt động văn hóa – sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần .10
    1.1.1. Sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần 10
    1.1.2. Quản lý hoạt động văn hóa là quản lý hệ thống sản xuất tinh thần .12
    1.2. Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke 15
    1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước .15
    1.2.2. Hoạt động karaoke một sinh hoạt văn hóa hiện đại 15
    1.2.3. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke .17
    CHƯƠNG II: THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1 20
    2.1. Thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke .20
    2.2. Thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn Quận 1 .25
    2.2.1. Cấp duyệt và kiểm tra các giấy phép theo quy định .25
    2.2.2. Thực hiện triển khai các văn bản pháp quy – chế tài .27
    2.2.3. Công tác thanh, kiểm tra .30
    CHƯƠNG III: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH .33
    3.1. Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ nhân viên phục vụ .33
    3.1.1. Tiêu chuẩn hóa phòng karaoke 33
    3.1.2. Tiêu chuẩn hóa về thiết bị âm thanh 33
    3.1.3. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ nhân viên phục vụ .34
    3.2. Thể chế hóa các văn bản pháp quy và thủ tục cấp giấy phép 34
    3.3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh karaoke 38
    3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về hoạt động karaoke 40
    KẾT LUẬN 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...