Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử. Nó xuất hiện từ khi có xã loài người, trong tương lai tôn giáo vẫn tiếp tục phát triển và sẽ còn tồn tại lâu dài. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo không chỉ liên quan đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, văn hóa, mà còn là vấn đề chính trị – xã hội nhạy cảm, có liên quan chặt chẽ đến con người, gia đình, dân tộc, giai cấp. Do vậy, tìm hiểu tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc.
    Nước ta là một quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo cùng tồn tại và chung sống bên nhau một cách hoà bình, hữu hảo và cùng với tín ngưỡng dân gian đã tạo nên những nét văn hoá rất riêng của người Việt. Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay, có lúc, có nơi còn bị lợi dụng để hoạt động chính trị của. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay tôn giáo đang là vấn đề lớn liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị.
    Đạo Công giáo là một trong 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hệ thống thứ bậc rõ ràng. Từ khi được truyền vào Việt Nam đến nay đạo Công giáo đã không ngừng phát triển cả về tín đồ, chức sắc, chức việc, về các dòng tu Do sự tác động, chi phối rất lớn của đạo Công giáo nên các thế lực phản động thường triệt để lợi dụng tôn giáo nói chung, đạo Công giáo nói riêng để thực hiện âm mưu của chúng đối với các quốc gia, dân tộc. Khi xâm lược vào nước ta thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách khai thác lợi dụng đạo Công giáo để phục vụ cho những mưu đồ chính trị của họ.
    Ninh Bình là tỉnh có khá đông đồng bào theo đạo Công giáo (chiếm 16,1% dân số), trên địa bàn có Toà giám mục Phát Diệm, là một trung tâm Công giáo lớn của cả nước, được Toà thánh Vatican đặc biệt chú trọng và coi Phát Diệm là “thủ đô Công giáo của Việt Nam”
    Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Toà giám mục Phát Diệm được coi là trung tâm tập hợp các lực lượng phản động đội lốt tôn giáo để chống phá cách mạng. Chúng đã lập ra khu “Công giáo Phát Diệm tự trị”, biến các nhà thờ thành đồn bốt để càn quét, bắt giữ cán bộ Hiện nay, thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước, hoạt động của đạo Công giáo ở Ninh Bình có những thay đổi mạnh mẽ về phương thức hoạt động, cả về số lượng tín đồ và chức sắc, chức việc tôn giáo, tập trung sửa chữa nâng cấp các cơ sở tôn giáo
    Tình hình quản lý Nhà nước về đạo Công giáo của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị và phát triển địa phương. Tuy nhiên, trên lĩnh vực quản lý này vẫn còn những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, một số cấp uỷ, chính quyền địa phương có thái độ chủ quan, nóng vội trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo; có nơi lại hữu khuynh, thụ động, buông lỏng quản lý, đơn giản trong việc giải quyết, không kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo, gắn với vấn đề dân tộc gây “điểm nóng” để bên ngoài lợi dụng, kích động xuyên tạc, vu cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo.
    Từ những lý do nêu trên tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” cho bài luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    - Mục đích: Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; khảo sát đánh giá đặc điểm, thực trạng hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh; từ đó đề ra phương hướng, giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh theo các quy định của pháp luật, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội của địa phương.
    - Nhiệm vụ:
    + Khảo sát, đánh giá đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội; đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng và thực trạng hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
    + Đánh giá thực trạng quá trình thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh; những kết qủa đạt được và hạn chế cần khắc phục.
    + Đề ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh.
    3. Phạm vi nghiên cứu.
    Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2002 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài này được nghiên cứu dựa trên các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp khảo sát thực tế, thống kê, phân tích, tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn, đồng thời vận dụng phương pháp logic kết hợp với quan điểm lịch sử, khách quan, biện chứng
    5. Kết cấu của luận văn.
    Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1, Một số vấn đề lý luận chung.
    Chương 2, Thực trạng hoạt động của đạo Công giáo và quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo tại tỉnh Ninh Bình.
    Chương 3, Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo tại tỉnh Ninh Bình.[FONT=Verdana, Arial, Tahoma, Calibri, Geneva, sans-serif][FONT=verdana, tahoma, arial]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...