Báo Cáo Nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI GIỚI THIỆU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Trong nền kinh tế hiện nay doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền kinh tế, là đơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, doanh nghiệp xây dựng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đều phải tính toán các chi phí bỏ ra và thu về. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có biện pháp quản lý nguyên vật liệu một cách hợp lý. Phải tổ chức công tác quản lý nguyên vật liệu từ quá trình thu mua vận chuyển liên quan đến khâu dự trữ vật tư cho việc thi công công trình. Phải tổ chức tốt công tác quản lý thúc đẩy kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệu cho việc thi công xây dựng, phải kiểm tra giám sát việc chấp hành các khâu dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu tại công ty để từ đó góp phần giảm những chi phí không cần thiết trong xây dựng và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn đạt được điều đó doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động lớn và sử dụng nó một cách hợp lý. Việc quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu sử dụng và đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất vừa tiết kiệm chống những thất thoát của đơn vị.
    Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 525, cũng đứng trước một vấn đề bức xúc là làm sao để quản lý nguyên vật liệu có hiệu quả nhất và làm sao để chi phí nguyên vật liệu thấp nhất. Vì chi phí nguyên vật liệu ở Công ty chiếm khoảng 70% đến 85% giá trị xây dựng đồng thời là bộ phận dự trữ sản xuất quan trọng nhất. Vấn đề khó khăn nhất ở đây là phải theo sát những biến động về nguyên vật liệu để làm thế nào quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất, đồng thời tìm được phương hướng để đưa lý luận vào thực tế vừa chặt chẽ vừa linh hoạt vừa đúng chế độ chung nhưng cũng phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp. Thời gian qua Công ty đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý nói chung và công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng, tuy nhiên không phải là đã hết những mặt tồn tại, vướng mắc, do vậy đòi hỏi phải tìm ra phương hướng hoàn thiện.
    Chính vì vậy, qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 525 thấy được tầm quan trọng của nguyên vật liệu và những vấn đề chưa được hoàn thiện trong công tác quản lý nguyên vật liệu, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng vật tư thiết bị và sự hướng dẫn của cô giáo: Nguyễn Thị Đà em đã lựa chọn và đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525 để làm rõ thêm những vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để hoàn thiện và bổ sung thêm những kiến thức em đã học.
    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
    + Tìm hiểu chung về lịch sử hình thành và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng công trình 525.
    + Dựa vào cơ sở lý luận về quản lý nguyên vật liệu để phân tích thực trạng quản lý nguyên vật liệu tại công ty.
    + Rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân sau này.
    + Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    + Đối tượng: Công ty cổ phần xây dựng công trình 525, trụ sở tại 673 Trường Chinh – TP Đà Nẵng.
    + Phạm vi nghiên cứu:
    - Về mặt không gian: Công ty cổ phần xây dựng công trình 525.
    - Về mặt thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    + Tổng hợp lý thuyết về quản trị nguyên vật liệu từ các tài liệu chuyên môn.
    + Phương pháp mô tả dựa trên thông tin thứ cấp từ hoạt động thực tế của Công ty cổ phần xây dựng công trình 525.
    + Tham khảo tài liệu về quản trị nguyên vật liệu.
    + Phương pháp phân tích.
    5. Kết cấu đề tài.
    Đề tài gồm 3 phần:
    Phần 1: Khái quát về công ty cổ phần xây dựng công trình 525.
    Phần 2: Thực trạng về tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525.
    Phần 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525.




    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    MỤC LỤC 2
    DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4
    GIỚI THIỆU 5
    PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525 7
    I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 7
    1.Lịch sử hình thành. 7
    2.Quá trình phát triển. 8
    II. Lĩnh vực hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty. 9
    1. Lĩnh vực hoạt động. 9
    1.1. Kinh doanh. 9
    1.2. Đầu tư. 10
    1.3. Xây dựng. 10
    2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty. 11
    2.1. Nhiệm vụ của công ty. 11
    2.2. Quyền hạn của công ty. 11
    III. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. 11
    1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 11
    2. Chức năng và nhiệm vụ. 13
    2.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 14
    3. Đặc điểm nguồn lực của công ty. 17
    4. Cơ sở vật chất kỹ thuật 19
    4.1. Năng lực trang thiết bị 19
    5. Tình hình tài chính của công ty. 20
    6. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 21
    6.1. Tình hình các mặt hoạt động. 21
    6.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 24
    PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525. 25
    I. Đặc điểm về nguyên vật liệu, cách phân loại nguyên vật liệu của công ty. 25
    1. Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty. 25
    2. Phân loại nguyên vật liệu của công ty. 26
    II. Nội dung công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty. 27
    1. Xây dựng định mức tiêu dùng của công ty. 27
    1.1. Phương pháp đinh mức tiêu dùng nguyên vật liệu của công ty. 27
    2. Bảo đảm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh. 28
    2.1. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng. 28
    2.2. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ. 29
    2.3. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ. 31
    3. Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu. 31
    4. Tổ chức thu mua và tiếp nhận nguyên vật liệu. 33
    4.1. Tổ chức thu mua. 34
    4.2. Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu. 34
    5. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu. 35
    6. Tổ chức thanh quyết toán nguyên vật liệu. 36
    7. Thu hồi phế liệu phế phẩm 37
    III. Công tác quản lý nhập kho nguyên vật liệu. 38
    1. Thủ tục nhập kho. 38
    2. Thủ tục xuất kho. 39
    PHẦN III. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 41
    I. Cơ sở tiền đề cho việc hoàn thiện. 41
    1. Định hướng phát triển của công ty. 41
    2. Những tồn tại trong công tác quản lý nguyên vật liệu. 42
    2.1. Những kết quả đạt được. 42
    2.2. Những mặt còn tồn tại 42
    II. Những kiến nghị. 43
    KẾT LUẬN 45
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...