Luận Văn Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm trong giờ học của sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin Trường đại học

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
    PHẦN MỞ ĐẦU 5
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về học tập theo nhóm trong sinh viên 5
    2. Tính cấp thiết của đề tài: 5
    3. Mục tiêu nghiên cứu: 6
    4. Cách tiếp cận: 6
    5. Phương pháp nghiên cứu: 6
    6. Khách thể và phạm vi nghiên cứu: 7
    7. Nội dung nghiên cứu: 7
    PHẦN NỘI DUNG 8
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN 8
    1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 8
    1.1.1. Phương pháp. 8
    1.1.2. Học tập. 8
    1.1.3. Nhóm. 8
    1.1.4. Học tập theo nhóm. 8
    1.2. Đặc điểm học tập của sinh viên Khoa CNTT: 8
    1.3. Những vấn đề cơ bản về học tập theo nhóm: 10
    1.3.1 Đặc điểm của học tập theo nhóm 10
    1.3.2. Nguyên tắc học tập theo nhóm: 12
    1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới học tập theo nhóm: 13
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐH SƯ PHẠM TPHCM. 18
    2.2 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa CNTT, ĐH Sư Phạm TPHCM. 20
    2.2.1 Thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Công Nghệ Thông Tin: 20
    2.2.2 Đánh giá tổng quát thực trạng học tập theo nhóm của sinh viên Khoa CNTT, ĐH Sư Phạm TPHCM: 24
    2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên 25
    2.3.1. Nguyên nhân khách quan: 25
    2.3.2. Nguyên nhân chủ quan: 25
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN KHOA CNTT, ĐH SƯ PHẠM TPHCM. 27
    3.1 Các giải pháp đề xuất 27
    3.1.1 Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về học tập theo nhóm cho sinh viên Khoa CNTT: 27
    3.1.2 Giải pháp 2 : Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm 28
    3.1.3 Giải pháp 3: Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp và nhóm trưởng nhóm học tập 31
    3.1.4 Giải pháp 4: Lựa chọn, sử dụng kết hợp các hình thức học tập theo nhóm. 33
    3.1.5. Giải pháp 5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học tập theo nhóm. 34
    3.2 Mối quan hệ giữa các giải pháp 35
    3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. 35
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
    1. Một số kết luận 36
    2.Một số kiến nghị 36
    2.1 Đối với ĐH Sư Phạm TPHCM: 36
    2.2 Đối với các giảng viên: 36
    PHỤ LỤC 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về học tập theo nhóm trong sinh viên
    Hiện nay, học tập theo nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi, nhất là đối với sinh viên. Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
    Phương pháp học tập này đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lại những đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp sinh viên tìm thấy niềm đam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhưng nó vẫn còn mang tính chung chung hoặc chỉ có thể áp dụng cho những đối tượng cụ thể, với những môn học riêng lẻ.
    Được tách ra từ khoa Toán-Tin chưa lâu .Với đặc thù riêng của ngành, hiện chưa có một nghiên cứu nào cụ thể đề cập tới phương pháp học tập theo nhóm cho sinh viên, nên không thể áp dụng máy móc những thành tựu trước đây. Vì vậy, nếu đưa ra những giải pháp thích hợp trong việc áp dụng hình thức học tập này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên Khoa Công Nghệ Thông Tin- ĐH Sư Phạm TPHCM.
    2. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trên thế giới hiện nay đang diễn ra những chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục. Xu hướng giáo dục đang phát triển với mục tiêu: đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động cũng như khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học.
    Trong xu hướng đó, Giáo dục Việt Nam cũng đã và đang có nhiều thay đổi mau lẹ, mạnh mẽ để hòa nhập với nền giáo dục hiện đại trên thế giới, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường.
    Tại Nghi quyết của hội nghị TW lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII (2- 1996) có đoạn: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” .
    Cũng tại Khoản 2, Điều 5, Luật giáo dục 2005 cũng đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” .
    Như vậy, trong thời đại mới, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Đặc biệt đối với sinh viên, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho sinh viên khả năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện . Đó là những điều cần thiết đối với một công dân của thế kỉ 21. Do đó, mỗi sinh viên cần được trang bị ngay từ trong nhà trường để khi ra trường có thể sống và làm việc trong các tổ chức một cách tích cực.
    Và sinh viên ĐH Sư Phạm TPHCM nói chung, sinh viên khoa CNTT nói riêng cũng đã được làm quen với phương pháp học này. Những mặt tích cực của học tập theo nhóm là không thể phủ nhận, nhưng không phải nhóm sinh viên nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó còn mang nhiều tính hình thức và nhiều khi đạt được ít hiệu quả hơn so với làm việc theo cá nhân.
    Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập này được thực hiện rộng rãi, thực sự phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp sinh viên nhanh chóng lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, có được kết quả học tập tốt nhất.
    Chính vì thế, nhóm SV chúng tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm trong giờ học của sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin Trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
    ” để nghiên cứu nhằm giúp sinh viên khoa CNTT có kế hoạch và tổ chức thực học tập theo nhóm hợp lý, khoa học và phát huy tốt năng lực của mỗi sinh viên.
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa CNTT- ĐH Sư Phạm TPHCM , qua đó phát triển các kỹ năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện góp phần nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu đào tạo của ngành .
    4. Cách tiếp cận:
    Tiếp cận theo thực tiễn và yêu cầu của hoạt động học tập trong sinh viên khoa CNTT để xác định các yếu tố ảnh hưởng (tích cực) và những kỹ năng cần thiết trong học tập theo nhóm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên khoa CNTT, Đại Học Sư Phạm TPHCM
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Để thực hiện đề tài này, nhóm SV chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
    5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
    Sưu tầm, đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu của đề tài.
    5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    5.2 1. Phương pháp quan sát:
    Theo dõi quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là theo dõi các buổi học tập và thảo luận nhóm của sinh viên nhằm đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm của sinh viên.
    5.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
    Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng là sinh viên nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho cho việc phân tích và đánh giá thực trạng học tập theo nhóm trong sinh viên
    5.2.3. Phương pháp chuyên gia:
    Xin ý kiến các giảng viên có kinh nghiệm của trường để xây dựng công cụ điều tra và khẳng định giá trị của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm trong sinh viên.
    5.2.4. Phương pháp hỗ trợ:
    Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
    6. Khách thể và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên.
    - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên khóa K36 Khoa Công Nghệ Thông Tin- ĐH Sư Phạm TPHCM.
    7. Nội dung nghiên cứu:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp học tập theo nhóm.
    - Phân tích thực trạng của phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên khoa CNTT, ĐH Sư Phạm TPHCM.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa CNTT.
     
Đang tải...