Luận Văn Nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì

    PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận
    Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá- xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới [23,11].
    Du lịch là sứ giả hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tấc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế xã hội mà nó đem lại. Điều này cũng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá [2,1].
    Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về du lịch. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, con người có nhu cầu đi du lịch ngày càng lớn. Việt Nam là quốc gia nhận khách hấp dẫn trong khu vực Đông Nam Á bởi sự phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái- một loại hình du lịch còn mới mẻ về lý luận và thực tiễn.
    Tuy nhiên, sự phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng. Các hình thức, hoạt động du lịch phần lớn là tận hưởng môi trường tự nhiên và văn hoá bản địa. Các hoạt động diễn giải nhằm nâng cao nhận thức về môi trường, từ đó đóng góp cho nỗ lực bảo tồn còn chưa được chú trọng nhiều trong các chương trình du lịch. Thêm vào đó, các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách còn nghèo nàn, chưa đa dạng nên phần đông khách quốc tế chỉ đến Việt Nam một lần mà ít quay trở lại những lần tiếp theo.
    Khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì nói riêng và du lịch tỉnh Hà Tây nói chung cũng nằm trong xu thế chung đó. Khu du lịch Thác Đa rất giàu tiềm năng để khai thác các loại hình du lịch, trong đó có du lịch sinh thái để nâng cao hiệu quả kinh doanh và có nguồn tái đầu tư đóng góp cho nỗ lực bảo tồn. Tuy vậy, thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch còn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch sinh thái, chưa gắn kết trong bối cảnh liên vùng, nhận thức về khu du lịch Thác Đa còn chưa sâu sắc trong tâm trí du khách Chính vì vậy, em đã chọn đề tài khoá luận:
    “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì”.
    2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài.
    * Mục đích:
    Mục đích của đề tài là phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì. Bước đầu đánh giá những mặt mạnh, lợi thế, những cơ hội đồng thời xem xét những điểm yếu, thách thức của bản thân khu du lịch sinh thái Thác Đa, cũng như xem xét những yếu tố trên với đối thủ cạnh tranh Khoang Xanh. Trên cơ sở đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ấn tượng trong tâm trí du khách bằng những lợi ích bao quanh, bổ sung mà họ sẽ nhận được, thoả mãn nhu cầu của du khách và quan trọng hơn là bảo vệ tài nguyên du lịch sinh thái, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn để đảm bảo sự phát triển bền vững.
    *Giới hạn:
    Đề tài khoá luận được giới hạn trong phạm vi của khu du lịch sinh thái Thác Đa và Vườn quốc gia Ba Vì. Tuy nhiên, do tính chất liên kết, liên vùng của hoạt động du lịch mà đề tài đề cập đến tình hình phát triển du lịch của đối thủ cạnh tranh Khoang Xanh, khu vực Sơn Tây- Ba Vì, và du lịch tỉnh Hà Tây nói chung.
    *Nhiệm vụ:
    Nhiệm vụ của đề tài được xác định như sau:
    -Khái quát cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái và hiệu quả kinh doanh.
    -Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì.
    -Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì.
    3. Các phương pháp nghiên cứu.
    *Phương pháp nghiên cứu thực địa:
    Phương pháp được tiến hành qua việc đi thực tế khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì, Vườn quốc gia Ba Vì để đánh giá tiềm năng, hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch Thác Đa và Vườn quốc gia Ba Vì. Phương pháp này giúp thu thập số liệu và có những đánh giá khách quan nhất.
    *Phương pháp thống kê:
    Phương pháp được thực hiện dựa trên các nguồn tư liệu, nguồn thông tin để thống kê các số liệu cụ thể- là cơ sở để phân tích hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch Thác Đa- Ba Vì trong thời gian từ khi khai thác hoạt động kinh doanh du lịch đến nay. Phương pháp này giúp nhìn nhận một cách tổng quát những con số mà khu du lịch Thác Đa đã thực hiện được.
    *Phương pháp phân tích, tổng hợp:
    Phương pháp này được thực hiện căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài khoá luận để phân tích, tổng hợp số liệu, làm cơ sở đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch Thác Đa- Ba Vì. Từ đó, đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch trong thời gian tới.
    Ngoài ra, khoá luận còn sử dụng một số phương pháp như:
    *Phương pháp cân đối số liệu.
    *Phương pháp tranh ảnh và biểu bảng.
    *Phương pháp so sánh.
    *Phương pháp điều tra, phỏng vấn khách du lịch.
    4. Những vấn đề đề xuất hoặc giải pháp của khóa luận.
    Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì, khoá luận đề xuất hai giải pháp gồm bốn nội dung sau:
    -Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái ở khu du lịch Thác Đa- Ba Vì.
    -Nâng cao lợi ích cho đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái.
    -Đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
    -Hoạt động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái.
    5. Kết cấu của khóa luận.
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm ba chương:
     
Đang tải...