Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An
    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Ý nghĩa nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài .
    Công cuộc đổi mới đất nước được khởi xướng từ sau Đại hội VI của Đảng
    Cộng sản Việt Nam đến nay, nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển mạnh sang nền
    kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hoạt động Ngân hàng cũng đã có sự đổi mới
    một cách căn bản, sâu sắc. Đó là, từ ngân hàng một cấp, hệ thống Ngân hàng Việt
    Nam đã chuyển thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện chức năng
    quản lý Nhà nước về tiền tệ- tín dụng- ngân hàng và hệ thống các Ngân hàng
    thương mại (NHTM) trực tiếp kinh doanh tiền tệ – tín dụng và làm các dịch vụ Ngân
    hàng theo cơ chế thị trường.
    Với sự phân cấp đó, hệ thống các NHTM được đa dạng hoá loại hình, sở hữu,
    không ngừng hiện đại hoá các khâu nghiệp vụ, mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm
    nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình.
    Thực tiễn hơn 10 năm qua cho thấy hoạt động của hệ thống NHTM ở nước ta
    đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, ổn định và nâng cao
    đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nhìn chung quy mô hoạt động vẫn còn nhỏ bé, mạng
    lưới tổ chức chưa rộng khắp, hiệu quả tín dụng Ngân hàng chưa cao, hình thức khai
    thác vẫn còn đơn điệu, trình độ tư vấn kinh tế – kỹ thuật đối với từng dự án và từng
    doanh nghiệp còn thấp. Đáng chú ý hơn còn có một số tổ chức tín dụng (TCTD)
    ngoài quốc doanh chạy theo lợi nhuận đơn thuần nên thường va vấp trong hoạt động
    kinh doanh, đã rơi vào nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán. Ngày nay, lĩnh
    vực kinh doanh tiền tệ-tín dụng-ngân hàng đang ngày càng sôi động và quyết liệt
    nhằm để phân chia thị phần lẫn nhau, không còn giới hạn trong phạm vi quốc gia mà
    lan rộng sang phạm vi khu vực và quốc tế. Điều đó đòi hỏi các NHTM càng phải
    2
    nhận thực rõ hơn tính hiệu quả và hiệu năng trong hoạt động của mình để cạnh tranh
    thành công.
    Xuất phát từ những nội dung trên, cùng với quá trình nghiên cứu lý luận khoa
    học và thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An,
    nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
    kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An” nhằm
    phát triển thêm luận cứ khoa học về chức năng lẫn nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động
    kinh doanh của các NHTM theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN; đặc biệt là
    trong giai đoạn hiện nay, thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, tiến tới
    hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp
    một phần vào việc giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn cần nâng cao hiệu quả
    hoạt động kinh doanh của các NHTM ở nước ta nói chung và các NHTM trên địa
    bàn tỉnh Long An nói riêng.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án:
    Để hình thành nên đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã trải qua một thời
    gian nghiên cứu lý thuyết khoa học, tích lũy kiến thức về hoạt động của Ngành ngân
    hàng, kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tỉnh Long An qua công tác tổng
    kết, sơ kết báo cáo hoạt động niên độ và các cuộc hội nghị chuyên đề về hiệu quả
    hoạt động kinh doanh, khảo sát thực tế một số NHTM cơ sở. Đặc biệt là thông qua
    vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ-tín dụng-Ngân hàng tại địa phương, từ đó nghiên
    cứu sinh quyết định nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
    NHTM trên địa bàn tỉnh Long An”.
    3. Những nội dung nghiên cứu trong luận án:
    Xuất phát từ những lý luận khoa học về NHTM, đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ
    và phát triển thêm một số luận cứ khoa học về sự cần thiết khách quan của NHTM
    trong nền kinh tế thị trường; các chức năng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh
    3
    của các NHTM. Đồng thời qua nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của các
    NHTM trên địa bàn tỉnh Long An đặt trong mối quan hệ so sánh với NHTM của hai
    tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, từ đó phân tích những mặt tích cực, tồn
    tại và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó nghiên cứu sinh sẽ đưa ra một số giải pháp
    chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM nói chung, các NHTM
    trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Với phương pháp biện chứng; sử dụng lý thuyết cơ bản về tiền tệ, tín dụng,
    kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô; Sử dụng các phương pháp diễn giải, qui nạp, có phân
    tích so sánh đối chiếu và khảo sát thực tế. Qua đó phân tích đánh giá những tồn tại,
    nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh
    mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
    các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An.
    5. Kết cấu luận án: Luận án có khối lượng 187 trang, 15 bảng, 7 biểu đồ,
    ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án có kết cấu 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan lý luận về NHTM và các hoạt động của NHTM.
    Chương 2:Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long
    An.
    Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
    NHTM trên địa bàn tỉnh Long An.
    165
    KẾT LUẬN
    Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM trong điều kiện nền kinh tế thị
    trường đầy biến động và rủi ro là một bài toán khó mà các nhà khoa học nói chung,
    các nhà lãnh đạo ngân hàng nói riêng luôn đặc biệt quan tâm, nghiên cứu để tìm ra
    phương pháp giải tối ưu nhất, hiệu quả nhất.
    Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động của các NHTM Long An, đánh giá
    những mặt được, chưa được để rút ra những nguyên nhân tồn tại làm cơ sở để đề
    xuất “GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
    NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN”. Hy vọng các giải pháp nêu trên sẽ
    góp phần vào sự phát triển của các NHTM ở nước ta nhằm tạo điều kiện để các
    ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững .
    Bằng sự lao động nghiêm túc của bản thân trong nghiên cứu lý luận khoa học
    về tiền tệ-tín dụng-ngân hàng từ tầm vĩ mô đến vi mô, khảo sát thực tế tại các
    NHTM cơ sở tận những vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Long An và phân tích, so
    sánh kinh tế lượng với NHTM Thành phố Cần Thơ, NHTM chi nhánh tỉnh Tiền
    Giang trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; sự kế thừa kiến thức của những người
    đi trước, luận án đã hoàn thành với đầy đủ 3 chương:
    + Nghiên cứu lý luận về ngân hàng thương mại;
    + Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh để rút ra được những mặt tích cực
    cũng như mặt tồn tại, yếu kém của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An ;
    + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
    các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Long An.
    Luận án đã đi đến kết luận:
    Hoạt động của các chi nhánh NHTM Long An có một vị trí rất quan trọng
    trong việc thu hút các nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế để chuyển đến những nhà
    166
    sản xuất kinh doanh, những người có nhu cầu vốn. Ngoài ra, hoạt động của NHTM
    Long An tham gia vào hệ thống thanh toán chung của nền kinh tế, tạo ra những sản
    phẩm tiện ích trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn. Qua hoạt động kinh doanh, các
    chi nhánh NHTM Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá, ổn định tiền tệ,
    thúc đẩy kinh tế địa phương cũng như kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long phát
    triển. Tuy nhiên, hoạt động NHTM là hoạt động đặc biệt “kinh doanh tiền tệ”, chứa
    đựng nhiều rủi ro nhất trong mọi hoạt động. Do vậy, các NHTM Long An cần phải
    có những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà đặc biệt
    là nâng cao chất lượng tín dụng thì mới có thể ổn định và phát triển .
    Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động của các chi nhánh NHTM Long An, học
    tập kinh nghiệm của NHTM Thành phố Cần Thơ và NHTM tỉnh Tiền Giang trong
    vùng ĐBSCL, luận án đề xuất một số giải pháp để hạn chế rủi ro, nhằm nâng cao
    hiệu quả kinh doanh của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An:
    + Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo môi trường pháp lý
    cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống
    ngân hàng Long An nói riêng.
    + Để đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả, các chi nhánh NHTM Long An rất
    cần sự phối hợp của các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phươngï.
    + Bản thân các NHTM trên địa bàn phải tự hoàn thiện về mọi mặt: tuân theo
    đúng qui định pháp luật và cơ chế của ngành Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh,
    nâng cao năng lực quản trị điều hành, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề
    nghiệp . nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phục vụ tốt hơn, quan tâm nhiều hơn đến
    khách hàng.
    Trong hoạt động, các NHTM phải đặc biệt chú ý: tạo ra nhiều sản phẩm mới
    tiện ích nhằm nâng cao khả năng phục vụ khách hàng, quan tâm đến lợi ích của
    167
    người gửi tiền và người vay tiền, có biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và giảm
    thiểu rủi ro của các NHTM.
    Những nội dung đề cập trong luận án chắc chắn sẽ không đầy đủ, những giải
    pháp đề xuất tất yếu còn tồn tại những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Với những
    suy nghĩ trên, rất mong được sự đóng góp, trao đổi, chỉ dẫn, . của các Thầy, Cô và
    các bạn đồng nghiệp để luận án nâng cao tính khả thi hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...