Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừ

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân ở tỉnh Quảng Bình

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trên thế giới và ở Việt Nam, BHYT được coi là một trong những cơ chế tài chính chủ yếu cho y tế. BHYT đang là giải pháp cơ bản, thiết thực giúp cho người dân chủ động kinh tế trong việc phòng ngừa ốm đau bệnh tật [32]. BHYT được hình thành ở một số nước từ cuối thế kỷ XIX, đến nay đã phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

    BHYT vừa là mục tiêu vừa là nhu cầu tất yếu của một xã hội phát triển [32], trong đó BHYT toàn dân là mục đích mà nhiều quốc gia đều hướng tới. Hiện nay một số nước trên thế giới đã hoàn thành lộ trình BHYT toàn dân, ví dụ: Đức, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Canada, Nhật Bản, Mông Cổ, Hàn Quốc, Úc, Niu Di Lân [38]. Kinh nghiệm của tất cả các nước thực hiện lộ trình BHYT toàn dân cho thấy bên cạnh hình thức BHYT BB, còn triển khai các mô hình BHYT tự nguyện, trong đó BHYT tự nguyện dựa trên cộng đồng cho khu vực nông thôn là một trong những mô hình được triển khai nhiều ở các nước đang phát triển [9]. Kinh nghiệm cũng cho thấy các mô hình BHYT tự nguyện chỉ phù hợp trong giai đoạn quá độ trong khi chưa có thể ban hành luật BHYT BB toàn dân [38].

    Chính sách BHYT ở Việt Nam được chính thức ban hành và thực hiện từ tháng 8 năm 1992. Qua 15 năm hình thành và phát triển, BHYT đã khẳng định đây là chính sách hoàn toàn phù hợp điều kiện, tình hình kinh tế- xã hội của nước ta. Nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X chỉ rõ:“Phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế; xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; phát triển mạnh các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm y tế cộng đồng; mở rộng diện các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế; hạn chế và giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh. đổi mới phương thức thanh toán viện phí qua quỹ bảo hiểm y tế”[47]. Tuy nhiên đến nay tỷ lệ người được BHYT trong dân cư nước ta còn thấp, tính đến 31/12/2006 có gần 35 triệu người tham gia BHYT, đạt 41% dân số. Trong đó, trên 9,5 triệu người tham gia các loại hình BHYT tự nguyện, đạt trên 13% số đối tượng và 11% dân số [2]. Những năm gần đây số thu BHYT luôn bằng 1/3 tổng ngân sách Nhà nước giành cho ngành Y tế và gần 50% kinh phí giành cho điều trị [35].

    BHYT theo hộ gia đình (BHYT HGĐ), là một trong các hình thức của BHYT dựa vào cộng đồng [22;34] đang thực hiện tại Việt Nam. Theo thống kê của BHXH Việt Nam tính đến ngày 31/12/2006 hiện có 1,4 triệu người tham gia BHYT TNND trong tổng số trên 9,1 triệu người tham gia BHYT tự nguyện. Tổng chi phí cho y tế của hộ gia đình tại thời điểm điều tra năm 2002 chiếm tỷ trọng 63,7% tổng chi KCB, mức chi có xu hướng tăng theo thời gian, sự gia tăng này gây ra gánh nặng về kinh tế, đặc biệt đối với hộ nghèo và cận nghèo. Như vậy, BHYT TNND là một trong những giải pháp cho bài toán chống đói nghèo và bệnh tật hiện nay của nông dân Việt Nam.

    Tuy nhiên kết quả thực hiện thời gian qua trên thế giới và tại một số địa phương của Việt Nam cho thấy mô hình BHYT TNND chưa thật bền vững, thường sau một niên hạn tham gia BHYT có một tỷ lệ khá cao người từ chối không tiếp tục tham gia, số tham gia chủ yếu là những người có nhu cầu KCB, nên đa số quỹ KCB của các mô hình BHYT TNND không có khả năng cân đối được.

    Vì vậy, để " Tiến tới BHYT toàn dân " cần phải có những luận cứ khoa học và hệ thống để từng bước đưa dần từng bộ phận dân cư vào mạng lưới BHYT quốc gia cũng như sự đảm bảo vững chắc cho hoạt động của mạng lưới BHYT đó là rất cần thiết.

    Quảng Bình là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, dân số 838.650 người, trong đó có 721.188 nhân khẩu sống ở nông thôn, chiếm 85,9 % [15]. Theo báo cáo của BHXH tỉnh Quảng Bình[1], tính đến 31/12/2006 đã có 486.598 người tham gia BHYT, đạt 57,6% dân số. Tính riêng BHYT tự nguyện có 133.171 người tham gia, trong đó 98.137 thẻ BHYT học sinh ( 73,7 % số thẻ BHYT tự nguyện phát hành).

    Để đảm bảo thực hiện đề án Phát triển BHYT đến năm 2010 của tỉnh Quảng Bình, cần phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng tình hình thực hiện BHYT trên địa bàn, đặc biệt các yếu tố liên quan đến việc thực hiện BHYT tự nguyện nhân dân, để từ đó đề ra các giải pháp thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về vấn đề này, trong điều kiện Luật BHYT đang soạn thảo dự kiến ban hành vào năm 2008 và thực tế triển khai loại hình BHYT tự nguyện đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết thì việc nghiên cứu nội dung trên càng hết sức cần thiết.

    Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân ở tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    2.1. Mục tiêu chung

    Mục tiêu tổng quát và cuối cùng của đề tài là đề xuất hệ thống giải pháp thích hợp mở rộng đối tượng tham gia, nhằm thực hiện BHYT toàn dân ở tỉnh Quảng Bình.

    2.2. Mục tiêu cụ thể

    2.2.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHYT ở Việt Nam và trên thế giới;

    2.2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển BHYT, trong đó đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng, một số yếu tố liên quan đến việc mua và sử dụng thẻ BHYT tự nguyện nhân dân ở tỉnh Quảng Bình;

    2.2.3. Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm tiến tới thực hiện BHYT toàn dân đến năm 2010 ở tỉnh Quảng Bình.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Tình hình triển khai thực hiện BHYT tại tỉnh Quảng Bình; một số yếu tố liên quan đến việc mua và sử dụng thẻ BHYT tự nguyện nhân dân trên địa bàn tỉnh; lộ trình thực hiện BHYT toàn dân đến năm 2010 của tỉnh Quảng Bình.

    Đề tài không đi sâu vào việc tính toán phân tích các mức đóng cho từng nhóm đối tượng tham gia BHYT; cân đối quỹ BHYT; chất lượng KCB bằng thẻ BHYT cũng như các phương thức thanh toán cụ thể.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu

    3.2.1. Không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

    3.2.2. Thời gian: Số liệu phục vụ phân tích đánh giá thực trạng trong thời kỳ 2002 - 2006; Số liệu điều tra thực hiện năm 2007; Đề xuất giải pháp đến năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...