Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định: " . nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực ." Mục tiêu ngành du lịch nước ta năm 2006 đón khoảng 3,6 triệu lượt khách quốc tế, 16 - 18 triệu lượt khách du lịch nội địa, thu nhập hơn hai tỷ USD, chiếm 5% tổng GDP cả nước. Năm 2010 đón 6 - 7 triệu lượt khách quốc tế, 25 triệu lượt khách nội địa, thu nhập 4 - 4,5 tỷ USD, chiếm 6,5% tổng GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành du lịch giai đoạn 2001 - 2010 đạt bình quân 11 - 11,5%/năm. Đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp.

    Theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của UBND tỉnh giai đoạn 2006-2010, Du lịch Thừa Thiên Huế tiếp tục được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong sáu chương trình trọng điểm của tỉnh. Theo đó cơ cấu kinh tế cũng đã được xác định chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp, trong đó cơ cấu các ngành dịch vụ chiếm từ 44-45%. Giai đoạn 2006-2010, ngành du lịch phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 25-30%/năm; lượt khách du lịch tăng từ 15-17%, từ 1 triệu lượt/năm hiện nay lên 2-2,5 triệu lượt/năm vào năm 2010, trong đó có khoảng 1 triệu khách du lịch quốc tế; doanh thu tăng bình quân 20%/năm; thu nhập xã hội từ du lịch gấp 1,5 lần và thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2 ngày; chiếm 6-7% trong GDP của tỉnh.

    Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của Tỉnh ủy, dưới sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, thời gian qua hoạt động du lịch của tỉnh đã có bước khởi sắc, ngoài quần thể di tích cố đô Huế và vùng phụ cận, các địa bàn, khu vực có tài nguyên du lịch đều đã được khai thác và phát huy hiệu quả như: Khu du lịch Lăng Cô, nước nóng Mỹ An, Tân Mỹ, Thanh Tân, Khu du lịch Thiên An, suối Voi, Nhị Hồ, vườn Quốc gia Bạch Mã Đặc biệt tại Khu du lịch Lăng Cô (thuộc cụm du lịch Lăng Cô-Bạch Mã-Cảnh Dương-Hải Vân) trong những năm gần đây đã được Nhà nước xác định là một trong bốn cụm du lịch Quốc gia, nên việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút các nguồn lực từ bên ngòai được đặc biệt quan tâm, điều đó đã làm cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đến hoạt động tại khu vực ngày càng nhiều. Đến nay đã có ba doanh nghiệp du lịch đi vào hoạt động, đó là Công ty TNHH Du lịch Lăng Cô, Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Thanh Tâm, Công ty TNHH Du lịch Cố đô Lăng Cô (mới đi vào hoạt động cuối năm 2005) và hàng chục doanh nghiệp du lịch khác (kể cả trong và ngoài nước) đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên để xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động tại khu vực này, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp và kiến nghị với các cơ quan chức năng những vấn đề cần phải giải quyết nhằm phát huy tối đa những lợi thế về tiềm năng du lịch được thiên nhiên ưu đãi tại Khu du lịch Lăng Cô, tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...