Luận Văn Nâng cao hiệu quả khai thác nghệ thuật ca Huế trong du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục
    MỞ ĐẦU .2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CA HUẾ 7
    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật Ca Huế .7
    1.1.1. Về tên gọi và nguồn gốc hình thành Ca Huế 7
    1.1.2. Vài nét về quá trình phát triển Ca Huế . .11
    1.2. Đặc trưng nghệ thuật của Ca Huế 16
    1.2.1. Đặc điểm thang âm, thức điệu trong Ca Huế 16
    1.2.1.1. Điệu thức Bắc 17
    1.2.1.2. Điệu thức Nam 18
    1.2.1.3. Điệu thức lưỡng tính .19
    1.2.1.4. Các hơi nhạc .19
    1.2.2. Giới thiệu một số nhạc cụ kết hợp biểu diễn của nhạc cụ trong Ca Huế .21
    1.2.2.1. Đàn tranh (thập lục) 21
    1.2.2.2. Đàn nguyệt (đàn kìm) .22
    1.2.2.3. Đàn Nhị (đàn cò) 22
    1.2.2.4. Đàn tỳ bà 23
    1.2.2.5. Đàn Bầu 23
    1.2.2.6. Sáo 24
    1.2.2.7. Nghệ thuật kết hợp biểu diễn của nhạc cụ trong Ca Huế .24
    1.2.3. Một số làn điệu và bài bản tiêu biểu 25
    1.2.3.1. Cổ bản 25
    1.2.3.2. Kim tiền 25
    1.2.3.3. Tứ đại cảnh .26
    1.2.3.4. Lưu thủy .26
    1.2.3.5. Hành vân 26
    1.2.3.6. Vọng phu 27
    1.2.3.7. Nam Ai .27
    1.2.3.8. Nam Bình .28
    1.2.3.9. Mười bài ca liên hoàn .28
    1.2.4. Không gian - Thời gian diễn xướng và thưởng thức Ca Huế 28 1.2.4.1. Không gian trong nghệ thuật Ca Huế .28
    1.2.4.2. Thời gian biểu diễn trong Ca Huế 30
    1.3. Giá trị của nghệ thuật Ca Huế 31
    1.3.1. Giá trị lịch sử .31
    1.3.2. Giá trị văn hóa nghệ thuật 32
    Tiểu kết chương 1 35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG DU LỊCH 36
    2.1. Biểu diễn ca Huế trong các Câu lạc bộ và tại Làng Ca Huế Quảng Bình .36
    2.1.1. Câu lạc bộ Ca Huế Nguyễn Thị Lợi 36
    2.1.2. CLB ca Huế Phú Xuân - Thành phố Hồ Chí Minh .39
    2.1.3. Biểu diễn ca Huế trong làng Ca Huế ở Quảng Bình .41
    2.2. Biểu diễn ca Huế trong Festival Huế . 44
    2.3. Khái quát hình thức biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương .46
    2.3.1. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương . 46
    2.3.2. Đánh giá thực trạng biểu diễn và chất lượng dịch vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hương 50
    2.3.2.1. Tổ chức, quản lý hoạt động dịch vụ Ca Huế trên sông Hương 50
    2.3.2.2. Bến thuyền và thuyền phục vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hương .50
    2.3.2.3. Diễn viên, nhạc công - yếu tố quyết định thành công của chương trình ca Huế .57
    2.3.2.4. Nội dung chương trình biểu diễn Ca Huế trên sông Hương 61
    2.3.2.5. Tổ chức bán vé dịch vụ Ca Huế trên sông Hương .66
    2.4. Đánh giá chung về chất lượng khai thác Ca Huế trong du lịch 68
    2.4.1. Những mặt tích cực .68
    2.4.2. Những mặt tiêu cực . 70
    Tiểu kết chương 2 71 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO TỒN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA HUẾ TRONG DU LỊCH 73
    3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác Ca Huế trong du lịch 73
    3.1.1. Thuận lợi 73
    3.1.2. Những khó khăn 74
    3.2. Định hướng bảo tồn và khai thác các giá trị của ca Huế 76
    3.2.1. Bảo tồn nguyên gốc các giá trị nghệ thuật của Ca Huế .76
    3.2.2. Khai thác và phát triển ca Huế gắn với việc phát triển du lịch bền vững 77
    3.3. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển đối với nghệ thuật ca Huế .81
    3.3.1. Tăng cường công tác nghiên cứu chuyên sâu 81
    3.3.2. Mở rộng và phát triển công tác đào tạo 83
    3.3.2.1. Đưa Ca Huế vào môi trường học đường 83 3.3.2.2. Duy trì và nhân rộng mô hình các Câu Lạc Bộ 86
    3.3.3. Thành lập Bảo tàng âm nhạc Huế .87
    3.3.4. Mở rộng không gian biểu diễn 87
    3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Ca Huế trên sông Hương .89
    3.4.1. Giải pháp về nghiên cứu nhu cầu thị trường 89 3
    .4.2. Giải pháp tăng cường quảng bá và cung cấp thông tin cho du khách về dịch vụ ca Huế trên sông Hương 90
    3.4.3. Giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ biểu diễn ca Huế 92
    3.4.4. Giải pháp về cải tiến nội dung chương trình biểu diễn .93
    3.4.5. Giải pháp nâng cao chất lượng diễn viên, bồi dưỡng người dẫn chương trình và nâng cao năng lực của chủ thuyền .95
    3.4.6. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động dịch vụ ca Huế trên sông Hương .96
    3.5. Một số kiến nghị và đề xuất 99
    3.5.1. Đối với Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế 99
    3.5.2. Đối với Sở văn hóa thể thao du lịch và Trung tâm quản lý và tổ chức biểu diễn ca Huế 100
    3.5.3. Đối với Ban quản lý bến thuyền du lịch 101
    Tiểu kết chương 3 101
    KẾT LUẬN .102
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
    Phụ lục 108

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch được biết đến sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động lữ hành - du lịch. Theo số liệu điều tra của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), hiện nay hơn 80% số du khách đi du lịch nhằm mục đích để hưởng thụ các giá trị văn hóa độc đáo, khác biệt với nền văn hóa của dân tộc họ. Việt Nam là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của du lịch Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển chung của khu vực. Năm 1990 ngành du lịch Việt Nam chỉ mới đón được 250 nghìn lượt khách quốc tế và 1 triệu lượt khách nội địa, đến năm 1994 đã đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế và 3,5 triệu lượt khách nội địa. Tính đến tháng 12 năm 2010 ước tính khách quốc tế đến Việt Nam đạt 5.049 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 28 triệu lượt, tổng doanh thu của ngành du lịch năm 2010 đạt 96 nghìn tỷ đồng.
    Du lịch đã trở thành mũi nhọn chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Với truyền thống văn hóa hàng ngàn năm lịch sử, giàu bản sắc dân tộc, hàng ngàn di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó có mười di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa. Đóng góp vào thành công chung của du lịch Việt Nam, cần phải nhắc đến vai trò của một trong những trung tâm văn hóa - du lịch lớn nhất của cả nước, đó là cố đô Huế. Với tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, là vùng đất giàu văn hóa, Huế có đầy đủ điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch văn hóa, nghỉ mát, du lịch biển, du lịch sinh thái.
    Năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Huế tăng 20-25%/năm, doanh thu từ du lịch đạt 1.130 tỷ đồng. Đến với Huế là đến với thành phố của Festival, thành phố của lễ hội; đến với Huế du khách sẽ được thỏa mãn nhu cầu hiểu biết về những giá trị văn hóa, những giá trị lịch sử lâu đời của một chốn cố đô thâm nghiêm.
    Trong số các di sản văn hóa của kinh thành Huế, chúng ta không thể không nhắc đến Ca Huế - một loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng đất và con người nơi đây. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, Ca Huế trên sông Hương đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của khách du lịch khi đến Huế. Đứng trước tiến trình hội nhập để phát triển, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của cả nước đang lâm vào tình trạng bế tắc, thì Ca Huế trên sông Hương đang là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống hoạt động có hiệu quả. Đó là loại hình nghệ thuật truyền thống duy nhất nối kết một cách tài tình giữa các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống với đời sống đương đại. Bác học, tinh tế, nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói của người dân xứ Huế. Từ chốn dân gian, Ca Huế đã được đưa vào khai thác, biểu diễn về đêm trên sông Hương để phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật truyền thống của khách du lịch, làm phong phú thêm cho các dịch vụ du lịch của Huế. Dần dần, Ca Huế đã trở thành một “thương hiệu văn hóa” gắn bó chặt chẽ với hoạt động du lịch, đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch Huế nói chung như một “sản phẩm du lịch đặc biệt”, đồng thời thông qua hoạt động du lịch loại hình nghệ thuật truyền thống này không chỉ được lưu giữ, bảo tồn mà còn được giới thiệu một cách rộng rãi với du khách tạo nét đặc trưng riêng cho sản phẩm du lịch Huế.
    Phải khẳng định rằng Ca Huế trên sông Hương là một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và đậm nét đặc trưng của Huế. Tuy nhiên, cũng vì quá chú trọng đến yếu tố phát triển du lịch mà trong những năm gần đây việc biểu diễn nghệ thuật Ca Huế có phần bị thương mại hóa, công tác tổ chức hoạt động của dịch vụ Ca Huế trên sông Hương vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như diễn viên thiếu chuyên nghiệp, chất lượng biểu diễn kém, vào mùa cao điểm cung không đáp ứng đủ cầu, công tác tổ chức quản lý thả nổi làm ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa nghệ thuật đích thực của bộ môn nghệ thuật này, làm giảm đi sức hấp dẫn và giá trị của bộ môn nghệ thuật này trong lòng du khách đồng thời làm phương hại đến uy tín của Huế và tạo ra sự lộn xộn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Chính vì vậy việc nghiên cứu để tìm hiểu các giá trị nguyên gốc của nghệ thuật Ca Huế, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác Ca Huế trong du lịch là một yêu cầu cấp thiết không chỉ với ngành du lịch Huế nói riêng mà còn với ngành du lịch Việt Nam nói chung.
    1. Mục tiêu nghiên cứu

    Thông qua các tài liệu và các số liệu thu thập được để:
    1. Tìm hiểu các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Ca Huế.
    2. Đánh giá về thực trạng khai thác Ca Huế trong hoạt động du lịch những năm gần đây.
    3. Đề ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghệ thuật Ca Huế trong du lịch.

    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Dưới góc độ một bộ môn nghệ thuật, Ca Huế được khá nhiều học giả dày công nghiên cứu. Có thể kể tên một số công trình và tác giả tiêu biểu như: - “Ca Huế và ca kịch Huế”của tác giả Văn Lang (1993), đưa ra một số nhận định về nguồn gốc ra đời của ca Huế, đặc điểm của ca Huế, giới thiệu một số làn điệu ca Huế, mối quan hệ giữa ca Huế và các loại hình nghệ thuật khác. - Bài viết “Tìm hiểu nguồn gốc và sự hình thành Ca Huế” của Tôn Thất Bình, đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 8 - năm 2001, trong đó tác giả trình bày lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Ca Huế. - Năm 2004, Sở văn hóa thông tin thành phố Huế cũng đã xuất bản cuốn sách “Những điều cần biết về hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương” nhằm giới thiệu các làn điệu, các đặc điểm của Ca Huế trên sông Hương, các quy định của UBND Tỉnh và của Sở văn hóa thông tin về công tác tổ chức và biểu diễn Ca Huế trên sông Hương đến với công chúng. Phản ánh về dịch vụ Ca Huế trên sông Hương, thời gian gần đây cũng đã xuất hiện một số bài viết đăng trên các báo địa phương và báo điện tử gồm:
    - Bài viết của tác giả Hạnh Nhi với tựa đề “Nhộn nhạo ca Huế: chấm dứt được không?” đăng trên báo Văn hóa chủ nhật số 911 năm 2003. - Bài viết của tác giả Nhật Huy trên báo Tiền phong năm 2005 với tựa đề “Tuyên chiến với “loạn” Ca Huế trên sông Hương”.
    - Bài viết của tác giả HVH trên báo điện tử: “Để ca Huế trường tồn với sông Hương”. Như vậy, với những góc độ khác nhau, các tác giả của các bài viết và các công trình nghiên cứu nói trên đã phản ánh một số vấn đề liên quan đến sự hình thành của nghệ thuật Ca Huế cũng như bước đầu đề cập đến những bất cập của hoạt động dịch vụ biểu diễn Ca Huế trên sông Hương.
    4. Ý nghĩa của đề tài
    Ca Huế là một bộ môn nghệ thuật nằm trong thể loại âm nhạc thính phòng và dân ca Việt Nam. Chính vì vậy đã có nhiều học giả bỏ công nghiên cứu tìm hiểu về loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên, phần lớn những công trình đó đều tập trung trình bày về các đặc điểm âm nhạc thuần túy. Ngoài ra với việc Ca Huế được chú trọng khai thác trong du lịch những năm gần đây cũng thu hút sự quan tâm của công luận, thể hiện qua một số bài báo mạng đã nêu lên một số vấn đề bất cập trong thực trạng khai thác Ca Huế trên sông Hương.
    Song có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu một cách tổng thể về Ca Huế với tư cách là một sản phẩm du lịch vẫn là một vấn đề vẫn đang còn bỏ ngỏ. Chính vì vậy, với đề tài này người viết mong muốn sẽ đem lại một cái nhìn đa chiều và tương đối đầy đủ về Ca Huế, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm góp phần thấu hiểu, bảo tồn và phát triển Ca Huế trong điều kiện tốt nhất, vừa để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa để khai thác phát triển trong du lịch một cách hiệu quả nhất.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thu thập và xử lý số liệu; phương pháp thực địa; phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp.

    Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
    Phương pháp thực địa: Quá trình thực địa giúp sưu tầm thu thập tài liệu, nhằm nhận được thông tin xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài .
    Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp:
    Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia làm 3 chương:
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CA HUẾ
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG DU LỊCH
    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO TỒN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA HUẾ TR
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...