Luận Văn Nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động du lịch tại làng nghề truyền thống Bát Tràng - Hà Nội

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động du lịch tại làng nghề truyền thống
    Bát Tràng - Hà Nội
    LỜI MỞ ĐẦU
    Lịch sử phát triển văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế nước nhà luôn
    gắn liền với lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam. Làng nghề không chỉ là nơi
    sản xuất ra những sản phẩm thủ công truyền thống mang nét riêng độc đáo, đặc sắc
    của Việt Nam mà còn là không gian văn hóa, kinh tế, xã hội và công nghệ truyền
    thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này
    sang đời khác, được thể hiện qua bàn tay, khối óc của các thế hệ nghệ nhân tài
    năng với những sản phẩm mang bản sắc riêng của mình nhưng lại tiêu biểu cho cả
    dân tộc Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử. Làng nghề truyền thống là tài nguyên
    du lịch (văn hóa) có giá trị và đã được khai thác phục vụ phát triển du lịch.
    Trên thế giới, du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hóa phát triển mạnh
    mẽ gắn với xu hướng bảo tồn các giá trị truyền thống và đem lại lợi ích cho cộng
    đồng dân cư. Ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, du lịch làng nghề là loại
    hình du lịch được quan tâm phát triển.
    Một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở vùng đồng bằng Bắc bộ
    nói chung và Hà Nội nói riêng đã được đưa vào khai thác du lịch đó là làng gốm
    Bát Tràng. Làng nghề gốm Bát Tràng đã trở thành một trong những điểm du lịch
    quan trọng tại Hà Nội trong nhiều năm trở lại đây. Làng nghề Bát Tràng đã được
    đầu tư một số hạng mục về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cũng một số dịch vụ, tour
    tuyến để phát triển du lịch như: dịch vụ ăn uống, chương trình tập làm gốm, bán
    hàng lưu niệm, thăm quan xưởng nghề.
    Tuy nhiên, một số vấn đề trong hoạt động sản xuất tại làng nghề như: ô nhiễm
    môi trường, khí thải . và chất lượng dịch vụ chưa thực sự hấp dẫn, công tác tuyên
    truyền quảng bá, liên kết giữa làng nghề và công ty lữ hành để phát triển tuyến
    điểm du lịch còn chưa chặt chẽ; đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại
    điểm, văn hóa ứng xử chưa được quan tâm đầu tư ., yếu tố văn hóa làng nghề
    truyền thống chưa khai thác nên hoạt động du lịch tại làng nghề Bát Tràng chưa
    thực sự hiệu quả, thì cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, đầu tư, quy
    hoạch phát triển du lịch làng nghề một cách cụ thể, phải làm mới sản phẩm, làm

    cho sản phẩm hấp dẫn hơn, cải thiện môi trường và phát triển làng nghề theo
    hướng bền vững; bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến quảng bá .
    Chính vì những lí do như trên nên mà em đã chọn đề tài nghiên cứu " Nâng
    cao hiệu quả khai thác hoạt động du lịch tại làng nghề truyền thống Bát Tràng
    - Hà Nội" với mong muốn sẽ đóng phần vào ý tưởng cho việc nâng cao hơn nữa
    sức hấp dẫn cho hoạt động du lịch tại làng nghề Bát Tràng trong tương lai.
    2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
    a. Mục đích
    - Tìm hiểu các giá trị tiêu biểu có thể phục vụ cho hoạt động du lịch và thực
    trạng khai thác hoạt động du lịch ở làng nghề Bát Tràng
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức hấp dẫn của du lịch làng nghề
    Bát Trang
    b. Nội dung nghiên cứu
    - Khóa luận nghiên cứu về những nét đặc sắc và thực trạng khai thác tại làng
    nghề truyền thống Bát Tràng. Qua đó nêu lên một số ý kiến góp phần nâng cao
    hiệu quả hoạt động du lịch tại làng nghề.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    a. Đối tượng nghiên cứu
    - Các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan làng nghề, các họat động sản xuất có
    thể phục vụ khai thác du lịch, các hoạt động du lịch hiện nay tại làng nghề Bát
    Tràng.
    b. Phạm vi nghiên cứu
    - Khóa luận nay tập trung nghiên cứu làng gốm Bát Tràng và các hoạt động
    khai thác du lịch hiện nay tại làng nghề Bát Tràng.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Trong quá trình làm khóa luận em đã
    tham khảo các tài liệu như: du lịch và kinh doanh du lịch, Làng nghề truyền thống
    Việt Nam, trang web: Battrang. info các thông tin trên báo đài internet

    - Phương pháp tổng hợp phân tích: Khóa luận đã sử dụng phương pháp này để
    đánh giá, tổng hợp, đưa ra nhận xét dựa trên các tư liệu đã thu thập được. Từ đó có
    cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề nghiên cứu và đưa ra kết luận.
    5. Bố cục khóa luận
    Chương 1: Du lịch làng nghề và tài nguyên du lịch làng nghề tại Bát Tràng
    Chương 2: Thực trạng khai thác hoạt động du lịch ở làng nghề Bát Tràng
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động du
    lịch tại làng nghề truyền thống Bát Tràng - Hà Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...