Luận Văn Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Hai Bà Trưng H

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bống Hà, 20/3/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
    NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1.1. Khái niệm nguồn vốn của NHTM.

    Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập và huy động được dùng để cho vay đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
    Thực chất nguồn vốn của NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, mà người chủ sở hữu của chúng gửi vào ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau. Hay nói cách khác, họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn tiền tệ trong ngân hàng để rồi ngân hàng phải trả lại cho họ một khoản thu nhập. Và vì vậy ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định đến sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    Kết cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm các nguồn vốn cơ bản: nguồn vốn nhận tiền gửi, vốn đi vay và nguồn vốn chủ sở hữu.
    1.1.2. Khoản mục nguồn vốn của NHTM
    1.1.2.1. Tiền gửi:

    Tiền gửi là khoản mục nợ chủ yếu trong các ngân hàng, nó phản ánh các khoản tiền mà khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh) gửi vào ngân hàng với mục đích giao dịch hoặc với mục tiêu lợi nhuận.
    Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng. Nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tiền của ngân hàng, thông thường nguồn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của ngân hàng. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng.
    Lịch sử phát triển hoạt động ngân hàng cho thấy hình thức ban đầu của hoạt động nhận tiền gửi là hình thức giữ và bảo quản hộ tài sản cho khách. Những người nhận giữ hộ tài sản (sau này phát triển gọi là ngân hàng) đảm bảo trả lại chính tài sản của khách gửi, vì vậy họ không thể tiến hành các nghiệp vụ cho vay từ những tài sản mà họ giữ hộ mà họ chỉ thu được phí bảo quản từ người gửi, còn họ cho vay dựa vào vốn tự có. Trong quá trình phát triển các nhà giữ hộ tài sản nhận thấy rằng thường ngày không có những đợt rút tài sản đột xuất quá lớn mà những người đến gửi mới xấp xỉ với những người đến rút và người đến gửi cũng không đòi hỏi phải nhận được đúng tài sản hay đồng tiền vàng mà họ đã gửi trước đó mà chỉ quan tâm đến tổng số tiền mà họ đã gửi và số tiền họ nhận được. Trên cơ sở đó mới xuất hiện khả năng sử dụng số tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thu lợi tức. Khoản lợi tức này một phần trang trải chi phí giao dịch, một phần trả lãi cho người gửi tiền và phần còn lại chính là lợi nhuận nhận tiền gửi. Trong quá trình hoạt động, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nghiệp vụ nhận tiền gửi ngày càng phát triển và mở rộng trở thành phong phú và đa dạng hơn. Người gửi tiền không chỉ đơn giản để bảo quản tài sản mà còn nhằm mục đích thu được lợi tức hay các lợi ích khác mà ngân hàng cung cấp. Ngày nay, hoạt động ngân hàng phát triền, ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ vừa là nơi cung cấp nguồn vốn, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng. Các hoạt động này được thực hiện thông qua một số công cụ và nghiệp vụ của ngân hàng. Các nghiệp vụ của ngân hàng ngày càng trở lên đa dạng, người gửi tiền ngày càng hưởng được nhiều lợi ích từ các nghiệp vụ đó lên hoạt động nhận tiền gửi ngày càng trở lên đa dạng và phong phú.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...