Luận Văn Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận từ nay đến 2020

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Những năm gần đây du lịch Bình Thuận ngày càng phát triển và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước. Từ một vùng đất ven biển còn hoang sơ cách đây không lâu, đến nay Bình Thuận đang được biết đến như một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng trong cả nước, có sức thu hút mạnh mẽ du khách trong nước và quốc tế.
    Để đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch Bình Thuận ngày càng tăng, thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU ngày 25/3/2004 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khoá X) về phát triển du lịch đến năm 2010, ngày 15/3/2005 UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành “Chương trình hành động của UBND tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2010”. Chương trình hành động này đã đề ra các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình và các chính sách, giải pháp phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 để thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần thực hiện chiến lược phát triển ngành mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã vạch ra: " Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác và liên kết với các nước."
    Thời gian qua, mặc dù Bình Thuận đã đạt được những kết quả khả quan trong việc thu hút vốn cho đầu tư phát triển du lịch, thể hiện qua số lượng vốn đầu tư tăng nhanh, các kênh huy động vốn từng bước được đa dạng hoá, thu hút nhiều thành phần tham gia đầu tư. Tuy nhiên công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Thuận cũng còn khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu để đạt được mục tiêu đã đề ra. Để góp phần phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian tới, tôi xin chọn đề tài: " Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận từ nay đến 2010" làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
    2
    Mục đích của đề tài là ứng dụng lý luận về vốn và các kênh huy động vốn đầu tư để phân tích vai trò của công tác huy động và sử dụng vốn trong quá trình phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian qua, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc. Từ đó xác định những giải pháp và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết.
    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp mô tả và phương pháp phân tích, với nguồn số liệu được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo của UBND tỉnh, các sở, ban ngành trong tỉnh và số liệu được công bố trên Internet .
    Trong quá trình thực hiện luận văn, do năng lực và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chắc chắn nội dung luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự quan tâm góp ý của Thầy Cô.
    3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
    1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH
    1.1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH
    1.1.1.1 Những khái niệm cơ bản
    - Một số khái niệm về du lịch
    Ngành du lịch hiện đại hình thành trong thế kỷ XIX cùng với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp, và từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đã trở thành một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh và chắc chắn của kinh tế thế giới. Khái niệm về du lịch cũng đã có những thay đổi theo sự phát triển của ngành. Nếu xem xét du lịch như là một hiện tượng xã hội, hiện tượng nhân văn làm phong phú thêm nhận thức và cuộc sống con người, Tổ chức du lịch thế giới (WTO : World Tourism Organization) đã đưa ra định nghĩa :”Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”. Nếu xem du lịch không chỉ đơn thuần là hiện tượng xã hội mà còn là hoạt động kinh tế, nó được coi là toàn bộ các hoạt động mà mục tiêu là kết hợp hoạt động của các đối tượng tham gia vào quá trình, kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các dịch vụ, hàng hóa để tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách.
    Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của du lịch học, theo tôi khái niệm du lịch phản ảnh các mối quan hệ bản chất bên trong, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó ; theo góc độ này du lịch là những hoạt động và mối quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, người kinh doanh du lịch, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút, tiếp đón và phục vụ khách du lịch.
    - Du khách: Cũng theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Quốc tế, khách viếng (visistors) là những người rời khỏi nơi cư trú của mình đến nơi khác không quá một năm và không vì mục đích kiếm tiền ; du khách (tourists) là những khách viếng có lưu trú qua hơn một đêm tại nơi đến ; khách viếng trong ngày (same-day
    4
    visistors) không có lưu trú qua đêm tại nơi đến. Khách du lịch quốc tế là những khách mà nơi cư trú là một quốc gia khác với quốc gia nơi đến du lịch ; khách du lịch nội địa là những khách mà quốc gia nơi cư trú cũng là quốc gia nơi đến tham quan du lịch, bao gồm cả những người nước ngoài nhưng đang cư trú tại quốc gia đó.
    - Khu du lịch, điểm du lịch và tuyến du lịch
    Khu du lịch là một không gian địa lý bao gồm diện tích mặt đất, mặt nước có tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, đã được quy hoạch và công nhận về mặt pháp lý bởi Nhà nước, chủ yếu sử dụng vào mục đích du lịch hoặc bổ trợ cho mục đích du lịch, và việc sử dụng này có tính hơn hẳn về kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài so với sử dụng nó vào các mục đích khác. Tài nguyên du lịch bao gồm cả những tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sinh thái (bãi biển, sông hồ, núi, rừng cây .) ; cả những tài nguyên nhân văn như các di sản văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc, các giá trị văn hóa phi vật thể. Khu du lịch phải có quy mô cần thiết, khu du lịch gồm khu du lịch quốc gia và khu du lịch địa phương.
    Điểm du lịch là nơi có một vài loại tài nguyên du lịch hấp dẫn hoặc công trình riêng biệt phục vụ du lịch hay kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ.
    Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm, các khu du lịch khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
    - Sản phẩm du lịch
    Có nhiều định nghĩa về sản phẩm du lịch, theo tôi, một trong những khái niệm đó là:”Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tỉềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” (Từ điển du lịch - Tiếng Đức NXB Berlin 1984). Sản phẩm du lịch bao gồm những hàng hóa và dịch vụ kết hợp nhau. Dịch vụ du lịch là kết quả của các hoạt động kinh tế được thể hiện trong sản phẩm vô hình như vận chuyển, lưu trú ăn uống, vui chơi giải trí, tài chính, thông tin liên lạc, y tế và các dịch vụ cá nhân khác.
    1.1.1.2 Một số quan điểm về phát triển du lịch
    Theo xu hướng hiện nay là phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường để bảo đảm tính bền vững, từ đầu thập niên 90 đã xuất hiện khái niệm du lịch sinh thái, được các quốc gia quan tâm và Tổ chức Du lịch Quốc tế khuyến khích phát triển. Với yêu cầu phải ngày càng phát huy các tác động tích
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...