Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Trong thực tiễn triển khai hơn 6 năm qua, tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của
    Nhà nước sau khi được tách dần khỏi các Ngân hàng thương mại (NHTM) và tập trung
    tại Quỹ Hỗ trợ phát triển (Quỹ HTPT) đã phát huy vai trò quan trọng, góp phần khai thác
    các nguồn vốn trong xã hội để ĐTPT các dự án thuộc các ngành, vùng, sản phẩm trọng
    điểm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác
    những tiềm năng của đất nước cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Tuy nhiên,
    hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn chưa cao, chưa đáp ứng tốt yêu
    cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    Từ thực tiễn nói trên, đòi hỏi phải triển khai những giải pháp đồng bộ để phục vụ đắc lực
    hơn mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của đất nước. Xuất phát từ yêu cầu đó,
    Đề tài "Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước" được tác giả lựa
    chọn nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng ĐTPT và hiệu quả hoạt
    động tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước ở
    Việt Nam.
    - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
    ĐTPT của Nhà nước ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
    - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
    - Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Việt
    Nam (nguồn vốn trong nước) giai đoạn 2000-2006, lấy Quỹ HTPT (nay là Ngân hàng phát
    triển Việt Nam - NHPTVN) làm trọng tâm nghiên cứu.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
    thống kê học, phân tích hệ thống, mô hình toán kết hợp giữa lý luận và thực tiễn nhằm
    luận giải, đánh giá những vấn đề quan trọng phục vụ mục đích nghiên cứu. Trong quá
    trình nghiên cứu, tác giả cũng sử dụng kết quả điều tra khảo sát trên diện rộng đối với các
    doanh nghiệp trong phạm vi 62 tỉnh, thành phố trong cả nước có sử dụng vốn tín dụng
    ĐTPT của Nhà nước và khảo sát với một số cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Việc
    nghiên cứu và đánh giá bằng phương pháp thống kê toán và kinh tế lượng được tiến hành
    với công cụ hỗ trợ hiện đại là phần mềm “Statistical Package for the Social Sciences - SPSS
    for Windows ver. 11.5.1” được sử dụng phổ biến trên thế giới trong nghiên cứu KT-XH.
    2
    5. Tình hình các nghiên cứu trước đây
    Đến nay, tại thư viện quốc gia và một số cơ quan, viện nghiên cứu và trường đại học
    lớn tại Hà Nội đã có một số công trình nghiên cứu về đầu tư và ĐTPT của các doanh
    nghiệp và của các NHTM. Một vài nghiên cứu có liên quan đến tín dụng ĐTPT của Nhà
    nước từ năm 2002 trở về trước đã tiếp cận vấn đề hiệu quả ở mức độ quan điểm chung; các
    đánh giá hiệu quả và giải pháp đưa ra chủ yếu dựa vào chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch giải
    ngân do Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm.
    Hiện tại chưa có nghiên cứu nào xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và thực
    hiện đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước xét trên các phương diện:
    hiệu quả đối với sự phát triển của nền kinh tế, đối với Quỹ HTPT/NHPTVN và các doanh
    nghiệp, đặc biệt là việc áp dụng các phương pháp định lượng. Tác giả khẳng định rằng đề
    tài này không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
    6. Những đóng góp của Luận án
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
    - Xây dựng cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước, các
    chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá hiệu quả một cách toàn diện trên cả phương
    diện định tính và định lượng, ở tầm vi mô và vĩ mô.
    - Tổng kết kinh nghiệm của một số nước trên thế giới nhằm rút ra những bài học đối
    với Việt Nam trong việc triển khai một cách có hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của nhà
    nước; từ đó có thêm cơ sở phân tích và kết hợp giải quyết nội dung nghiên cứu của Luận án,
    phù hợp với tình hình Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước giai đoạn 2000-2006
    trên phương diện định tính và định lượng ở cả tầm vi mô và vĩ mô, trong đó đặc biệt nhấn
    mạnh những điểm mới về đánh giá định lượng trên cơ sở sử dụng mô hình toán và các
    phương pháp thống kê toán.
    - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể mang tính dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả
    hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước trên các phương diện: môi trường kinh tế vĩ mô,
    chính sách của Nhà nước, mô hình tổ chức triển khai, hoạt động của các doanh nghiệp.
    7. Kết cấu của Luận án
    Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục
    tài liệu tham khảo và các Phụ lục, Luận án gồm 3 chương:
    - Chương 1: Hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước
    - Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
    - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...