Chuyên Đề Nâng cao hiệu quả hoạt động Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan Uỷ ban nhân dân xã Tân Thanh, hu

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Dân chủ là bản chất Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân để tạo ra sức mạnh to lớn, góp phần quyết định vào sự nghiệp thành công của cách mạng. Quyền làm chủ của nhân dân ta đã được ghi trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam.
    Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu cơ bản đồng thời là động lực to lớn đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
    Trong nhiều năm qua nhất là những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới về kinh tế, chính trị nhằm không ngừng tăng cường và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, trong nhiệm vụ xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Tuy nhiên ở một số nơi, trên một số lĩnh vực quyền làm chủ của nhân dân vẫn bị hạn chế chưa được công khai, phát huy rộng rãi. Tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng vẫn còn xảy ra chưa được đẩy lùi gây mất lòng tin trong nhân dân. Phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chưa được cụ thể hoá thành luật dẫn đến chậm đi vào cuộc sống.
    Thực hiện quy chế dân chủ trong lĩnh vực đơn vị của Ủy ban nhân dân cơ sở, Ủy ban nhân tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định 2299/1999/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 1999 ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Ủy ban nhân dân các xã Thị trấn. Thực hiện quyết định này đã phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc và phục vụ nhân dân. Gần 10 năm trở lại đây cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, sự phát triển của các đơn vị xã phường, sự điều chỉnh về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, những thành tựu của toàn thể cán bộ, công chức của các đơn vị UBND cơ sở trên toàn huyện thì việc thực hiện Quyết định 2299/1999/QĐ-UBND trên đến nay đã phần nào trở nên bất cập.
    Quyết định số: 44/2009/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động UBND các xã, thị trấn nhằm cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” phát huy quyền làm chủ của cán bộ, viên chức, người dân; tăng cường hiệu lực quản lý đơn vị UBND, phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí; nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND.
    Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng thoái hoá, biến chất, tham nhũng, lãng phí quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy Nhà nước; cần làm cho cán bộ, nhân dân nhận thức một cách sâu sắc, nhằm xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, dựa vào sức mạnh của dân thì mới có thể xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Dân chủ XHCN toàn diện có nội dung phong phú mới phát triển được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội; nó có vai trò to lớn trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với cương vị một đoàn viên thanh niên của xã Tân Thanh em chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan Uỷ ban nhân dân xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn thực trạng và giải pháp”.
    2. Mục đích của đề tài
    Vận dụng lý luận đã học vào thực tiễn để phát huy dân chủ ở cơ quan, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức của Ủy ban nhân dân xã Tân Thanh thực sự là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả; xây dựng môi trường làm việc ở cơ quan thật sự công bằng, dân chủ, văn minh đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
    3. Nhiệm vụ của đề tài
    Trình bày một số vấn đề lý luận, làm rõ vị trí, vai trò việc thực hiện quy chế dân chủ trong Ủy ban nhân dân nói chung và các ban ngành, đoàn thể nói riêng về thực hiện quy chế dân chủ ở Ủy ban nhân dân.
    Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ trong ở Ủy ban nhân dân xã Tân Thanh, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan.
    Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy Quy chế dân chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân trong những năm tới.
    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung Quyết định số: 44/2009/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động Ủy ban nhân dân các xã và thị trấn. Cụ thể, đề tài nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện quy chế dân chủ ở Ủy ban nhân dân xã Tân Thanh.
    5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các nguyên tắc, phương pháp luận của triết học Mác-Lênin và phương pháp khoa học khác : phương pháp lịch sử , thống kê , so sánh ,phân tích , tổng hợp.
    6. Kết cấu của đề tài
    Tiểu luận được kết cấu thành 3 phần:
    - A. Phần mở đầu;
    - B. Phần nội dung:
    I. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
    II. Nội dung thực hiện quy chế dân chủ trong Cơ quan Ủy ban nhân dân
    III. Thực trạng thực hiện nội dung quy chế dân chủ trong Ủy ban nhân xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng.
    IV. Giải pháp, kiến nghị thực hiện tốt hơn quy chế dân chủ trong Ủy ban nhân dân xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
    C .Phần kết luận.


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 3
    A. PHẦN MỞ ĐẦU 5
    1. Lý do chọn đề tài 5
    2. Mục đích của đề tài 6
    3. Nhiệm vụ của đề tài 6
    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 7
    5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 7
    6. Kết cấu của đề tài 7
    B. PHẦN NỘI DUNG 8
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
    1. Cơ sở lý luận. 8
    1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. 8
    1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 8
    1.3. Quan điểm của Đảng ta. 10
    2. Cơ sở thực tiễn. 10
    II. NỘI DUNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN THANH 11
    1. Thực hiện dân chủ trong nội bộ Ủy ban nhân dân. 11
    2. Thực hiện dân chủ đối với toàn thể nhân dân 16
    3. Trách nhiệm thực hiện quy chế dân chủ ở Ủy ban nhân dân. 187
    III. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN THANH 19
    1. Đặc điểm tình hình Ủy ban nhân dân. 19
    1.1. Chức năng – nhiệm vụ. 19
    1.1.1. UBND tiếp dân, tiếp nhận các đơn thư khiếu nại tố cáo. 19
    1.1.2. Đào tạo cán bộ UBND 20
    1.1.3. Tham gia công tác quản lý tiếp dân. 20
    1.1.4. Chỉ đạo các thôn bản thực hiện nhiệm vụ. 20
    1.1.5. Phòng bệnh đối với các thôn bản. 20
    1.1.6. Công tác đối ngoại 20
    1.1.7.Quản lý kinh tế về ngân sách 20
    1.2. Biên chế tổ chức gồm có: 20
    1.2.1. Chủ tịch UBND xã. 20
    1.2.2. Các phòng khối Đảng, khối UBND: 20
    1.2.3. Các phòng ban ngành, đoàn thể: 20
    1.2.4. Nhân lực: 21
    1.3. Chế độ làm việc. 22
    1.3.1. Trách nhiệm của Bí Thư Đảng ủy. 22
    1.3.2. Trách nhiệm của phó bí thư Đảng ủy. 24
    1.3.3. Trách nhiệm của thường trực Hội đồng nhân dân. 24
    1.3.4. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. 25
    1.3.5. Trách nhiệm của phó chủ tịch Ủy ban nhân dân. 25
    1.3.6. Trách nhiệm phạm vi của giải quyết công việc tư pháp, địa chính và văn phòng Ủy ban nhân dân xã 23
    1.3.7. Trách nhiệm phạm vi giải quyết công việc của các phó ngành .24
    1.3.8. Trách nhiệm của cán bộ, công chức 24
    1.4. Một số kết quả hoạt động trong những năm qua. 26
    1.4.1. Kết quả đạt được trong năm 2010. 27
    1.4.2. Kết quả đạt được trong năm 2011. 30
    1.4.3. Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2012. 33
    1.4.4. Đánh giá chung. 35
    4. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN THANH 36
    2.1. Thực hiện dân chủ trong nội bộ Uỷ ban nhân dân. 36
    2.1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. 36
    2.1.2. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan. 37
    2.2. Thực hiện dân chủ đối với toàn thể nhân dân. 40
    2.2.1. Nội dung công khai kịp thời với người dân. 40
    2.2.2. Nội dung người bệnh và người nhà người dân, tham gia ý kiến. 40
    2.3. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. 41
    2.3.1. Ưu điểm 41
    2.3.2. Hạn chế. 42
    2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế. 43
    IV. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN TỐT QUY CHẾ DÂN CHỦ Ơ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN THANH 43
    1. Kiến nghị 43
    2. Giải pháp. 44
    C. PHẦN KẾT LUẬN 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .48
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...