Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]MỤC LỤC

    Trang

    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại
    1.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
    1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tếcủa ngân hàng thương mại

    1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam
    Kết luận Chương 1

    Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam
    2.1. Tổng quan tình hình kinh tế Việt nam từ năm 2001 đến năm 2007
    2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam
    2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam
    Kết luận chương 2

    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam
    3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam
    3.2. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam
    3.3. Quan điểm để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam
    3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế củangân hàng thương mại Việt Nam 110
    3.5. Một số kiến nghị 130
    3.5.1. Kiến nghị với Nhà nước 130
    3.5.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 139
    3.5.3. Kiến nghị với Bộ Công - Thương 142

    3.5.4. Kiến nghị với khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khấu củaViệt Nam

    Kết luận Chương 3

    Kết luận

    PHẦN MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Từ ngày 7/11/2006, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện này đánh dấu một mốc son lịch sử trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thời cơ và thách thức của quá trình hội nhập đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó TTQT, một mắt xích của quá trình phát triển thương mại quốc tế cũng đang đặt ra những vấn đề phải giải quyết hiện nay cũng như trong những năm tới.
    Đối với các NHTMVN, trong đó NHTMNN là một khu vực lớn, giữ vai trò chi phối, thì hoạt động TTQT đang trở thành một lĩnh vực mũi nhọn để phục vụ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập và đặc biệt là để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM.
    Thanh toán quốc tế của các NHTMNN trong thời gian vừa qua đã đạt được những bước phát triển quan trọng góp phần mở rộng tầm hoạt động, hội nhập cộng đồng ngân hàng quốc tế và đưa lại những lợi ích to lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động TTQT của NHTMVN hiện nay cũng đang bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là tính an toàn, hiệu quả thấp, uy tín trong cộng đồng quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn.
    Để góp phần tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề trên, luận án đã lựa chọn tiêu đề: “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
    2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

    Liên quan đến đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMVN đã có một số Luận án tiến sĩ hay những công trình nghiên cứu khoa học được công bố dưới dạng đề tài khoa học cấp Bộ, ngành và việc nghiên cứu này được tiếp cận ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Những kết quả nghiên cứu ở các công trình này cũng phần nào được các NHTMVN áp dụng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TQTT của NHTM trong tiếntrình hội nhập. Có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực TQTT thời gian qua là: Nghiên cứu về vấn đề rủi ro của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan(1995) [5] - tác giả đã trình bày một cách tổng quan về những dạng rủi ro mà các NHTM có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của mình, từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế bớt những rủi ro của ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường; Nghiên cứu tổng thể TTQT của tác giả Lại Ngọc Quý(2000) [11] - tác giả đã trình bày một cách tổng quan về những nghiệp vụ TTQT, những tồn tại trong hoạt động TTQT của các NHTMVN, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các nghiệp vụ TTQT của hệ thống NHTMVN; Nghiên cứu môi trường pháp luật trong TTQT của PGS.TS Đỗ Tất Ngọc và một nhóm tác giả (2004) [9] - nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề pháp chế nội địa trong nước và quốc tế có liên quan tới hoạt động TTQT, phân tích thực trạng hoạt động TTQT và môi trường pháp lý cho hoạt động này ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện môi trường luật pháp trong nghiệp vụ TTQT của NHTMVN; Riêng về lĩnh vực nghiên cứu hiệu quả hoạt động TTQT đã có luận án của tác giả Vũ Thị Thuý Nga (2003) [7] đề cập. Tuy nhiên luận án của tác giả Vũ Thị Thuý Nga mới chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và mới chỉ đến thời điểm là năm 2003. Trong khi đó thì khối lượng TTQT của NHTMVN lại tập trung phần lớn vào các NHTMNN và đặc biệt là từ năm 2004 đến nay thì chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập. Vì vậy, trong luận án này tác giả đã nghiên cứu một cách tổng quát về hoạt động TTQT của NHTM, các nghiệp vụ TTQT, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, các nhân tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, các dạng rủi ro thường gặp trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT của NHTM. Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMVN thời gian qua và trên cơ sở xem xét, kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMVN thời gian tới.

    Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tổng quát về vấn đề hiệu quả TTQT của NHTMVN, do vậy đề tài không bị trùng lắp với các công trình đã công bố trước đó.
    3. Mục đích nghiên cứu

    - Làm rõ thêm lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế của lĩnh vực TTQT, đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của các NHTMNN ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
    - Đề xuất các giải pháp định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQTcủa các NHTMVN thời gian tới.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động TTQT của cácNHTM

    - Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan của bốn NHTM lớn nhất ở Việt Nam là: NH Đầu tư và phát triển Việt Nam, NH Ngoại thương Việt Nam, NH Công thương Việt Nam, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
    - Mốc thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 đến năm 2007.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, đặc biệt là kết hợp phương pháp định lượng và phương pháp định tính trong nghiên cứu lý luận cũng như trong đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp. Tư duy độc lập trong vận dụng các quan điểm phát triển kinh tế của Việt Nam, và tiếp cận các trường phái lý thuyết tân cổ điển và các kết quả nghiên cứu của các tác giả luận án và đề tài nghiên cứu ở Việt Nam.
    6. Những đóng góp mới của Luận án

    - Về mặt lý luận: Luận án thực hiện vai trò độc lập của mình trong tiếp cận, hệthống hoá, góp phần làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về lĩnh vực hoạt động quốc tế của NHTM là TTQT. Trong đó đặc biệt chú trọng làm rõ tiêu chíđánh giá hiệu quả hoạt động TTQT về phương diện định lượng và định tính.

    - Về mặt nghiên cứu thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động TTQT của NHTMVN thời gian qua, luận án đã chỉ ra rằng mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song những mặt hạn chế cũng không phải là ít và để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO thì không còn con đường nào khác là các NHTMVN phải chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NH mình.
    - Về tính ứng dụng của đề tài nghiên cứu vào thực tiễn: Đề tài đã tổng kết hoạt động thực tiễn, đưa ra những phân tích, nhận định tổng quát về những thành công, tiềm năng, xu thế phát triển hoạt động TTQT của NHTMVN, đồng thời làm rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân ảnh hưởng. Từ cơ sở này có thể tạo cơ hội thuận lợi cho việc vận dụng vào thực tiễn của các NHTMVN và góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong hoạt động nghiên cứu hiện tại ở các NHTMVN.
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng đã gặp phải một sốnhững thuận lợi cũng như khó khăn nhất định đó là:

    + Thuận lợi: Tác giả là người làm việc lâu năm trong lĩnh vực NH, nên có điều kiện tìm hiểu một cách sâu sắc và kỹ càng về các mặt hoạt động của NH nói chung, về hoạt động TTQT của NH nói riêng, để từ đó có thể đưa ra những nghiên cứu và kiến nghị thiết thực đối với các NHTM.
    + Khó khăn: Đó là việc thu thập số liệu từ các NHTM, bởi vì hoạt động TTQT là hoạt động hết sức mới mẻ đối với các NHTMVN (trừ NHNTVN đã có hoạt động TTQT từ lâu, còn các NHTM khác chỉ có hoạt động TTQT từ sau năm 1990), số liệu của các NH thường không đồng nhất, không cụ thể và không chi tiết nên rất khó khai thác và so sánh.
    7. Kết cấu nội dung luận án

    Tên luận án: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
    Bố cục luận án: Ngoài Phần mở đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tếcủa Ngân hàng thương mại.

    Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của cácNgân hàng thương mại Việt Nam.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...