Chuyên Đề Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu hóa, Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO). Đây là một mốc cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Khi chúng ta bước vào WTO sẽ tạo ra những thuận lợi to lớn để đưa đất nước đi lên, hòa nhập cùng với nhịp điệu phát triển của thế giới. Nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều thách thức, khó khăn đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có những đường lối, chính sách phát triển đúng đắn.


    Nhìn lại những năm đầu phát triển của thế kỷ XXI, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Nhờ Chính Phủ đã triển khai hàng loạt chính sách và giải pháp tiếp tục ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, thúc đấy tăng trưởng mà tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong những năm vừa qua đạt trung bình 8.2%/năm,thu nhập bình quân đầu người cũng ngày một nâng cao từng bước cải thiện đời sống của người dân. Một số mặt hàng của nước ta đã chiếm thị trường lớn ở các nơi trên thế giới như Giầy dép, may mặc,và một số hàng nông sản khác nữa, điều này đã thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới giúp Việt Nam hòa mình và nhịp điệu chung của thế giới.


    Một trong những mặt hàng thiết yếu, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đó là sản phẩm Giấy. Sự phát triển của ngành Giấy ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước, thực tế đã chứng minh điều này.Sản xuất của ngành tăng trưởng nhanh đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng và sự tăng trưởng của GDP nói chung. Thông hoạt động phát triển của vùng nguyên liệu Giấy đã thu hút thêm ngày càng nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đất nước, giữ vững môi trường trong sạch đẹp. Để làm được điều này Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài, nhằm đáp ứng tiêu thụ trong nước, cạnh tranh trong khu vực và mở rộng thị trường ra thế giới từng bước hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Đất nước.


    Để phát triển ngành công nghiệp Giấy, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tạo cho được các vùng nguyên liệu giấy đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất giấy liên tục lâu dài.


    Nước ta trong những năm vừa qua luôn lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu, phải nhập thêm bột giấy từ nước ngoài để sản xuất. Trong khi đó vùng nguyên liệu Giấy thuộc các tỉnh trung du và phía Bắc đã được chính phủ phê duyệt qui hoạch và đầu tư xây dựng lớn nhưng vẫn chưa đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu ổn định lâu dài cho nhà máy. Vì vậy một vấn đề lớn đặt ra là phải đảm bảo được khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp Giấy, nâng cao năng suất trồng rừng muốn làm được điều này thì hệ thống quản lý rừng nguyên liệu phải vững chắc đảm bảo về mặt chuyên môn. Đây là một vấn đề có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển của rừng nguyên liệu, chính vì nó có tầm quan trọng như vậy mà em quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý vùng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam”. Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thị Hoài Dung cùng tập thể các cô chú, anh chị trong phòng Kinh tê-Kế hoạch đã giúp em trong thời gian thực tập vừa qua.Do thời gian nghiên cứu ngắn cùng với sự phức tạp của đề tài nên không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp của thầy cô.


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 3
    I.THÔNG TIN CHUNG 3
    1.Tên công ty 3
    2.Trụ sở giao dịch 3
    3.Loại hình doanh nghiệp 3
    4.Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu 3
    II.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY 4
    1. Giai đoạn trước năm 1995 4
    2.Giai đoạn 1995-2004 6
    3.Giai đoạn từ năm 2005 đến nay 7
    III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 8
    1. Giá trị sản xuất công nghiệp 8
    2. Doanh thu và lợi nhuận 9
    3. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ 10
    4. Các khoản nộp ngân sách và thu nhập bình quân của Tổng công ty 11


    PHẦN II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 13
    I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 13
    1. Đặc điểm về thị trường và khách hàng 13
    2. Đặc điểm về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị 14
    3. Đặc điểm về lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 17
    4. Đặc điểm về sản phẩm, nguyên vật liệu của Tổng công ty Giấy Việt Nam 23
    5. Đặc điểm về tình hình tài chính của Tổng công ty Giấy Việt Nam 28
    II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY PHÍA BẮC CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM. 29
    1. Hệ thống tổ chức quản lý theo mô hình rừng ổn định của Tổng công ty Giấy Việt Nam 29
    2. Công tác quản lý đất rừng nguyên liệu Giấy 31
    3. Công tác xây dựng và quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu Giấy 35
    4. Công tác chăm sóc, quản lý và cung cấp giống cây trồng nguyên liệu Giấy 36
    5. Một số mô hình tổ chức quản lý trồng rừng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam. 38
    III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 41
    1. Thành công 41
    2. Tồn tại trong tổ chức và quản lý sản xuất rừng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam. 43
    3. Nguyên nhân của những tồn tại 45


    PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 47
    I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY 47
    1. Định hướng phát triển chung Tổng công ty Giấy Việt Nam 47
    2. Định hướng phát triển vùng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty Giấy Việt. 47
    II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 50
    1. Công tác quy hoạch đất đai và tổ chức vùng nguyên liệu Giấy 50
    2. Tổ chức lại công ty nguyên liệu theo hướng gắn với nhà máy chế biến 51
    3. Tổ chức sắp xếp lại các lực lượng tham gia trồng rừng nguyên liệu 54
    4. Củng cố mối quan hệ giữa nhà máy với các chủ thể trồng rừng nguyên liệu thông qua hợp đồng kinh tế. 56
    5. Giải pháp về nguồn nhân lực 58
    6. Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng nhanh năng suất và sản lượng trồng rừng nguyên liệu Giấy. 59
    III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY. 61
    1. Chính sách giá thu mua nguyên liệu Giấy 61
    2. Chính sách đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu Giấy 62
    3. Chính sách đất đai 64
    IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN. 65
    1. Các kiến nghị đối với Nhà nước 65
    2. Các kiến nghị đối với địa phương có liên quan đến phát triển rừng nguyên liệu Giấy. 66
    KẾT LUẬN 68


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
     
Đang tải...