Tiểu Luận Nâng cao hiệu quả hoạt động Quản lý nhà nước về thể dục thể thao

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lý là hoạt động của những người điều khiển, điều tiết tổ chức thực hiện mọi công việc của đơn vị vì mục tiêu chung.
    Management (Quản lý) là sự giao nhận những trách nhiệm cá nhân để đạt được những mục tiêu cụ thể và rõ ràng; Management là phương thức tác động vào con người khiến họ sẵn sàng nhận trọng trách để thực hiện các mục tiêu đã được đề ra và coi nó là nhiệm vụ chung cần phải hoàn thành; Management là quá trình triển khai, phân công trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và kiểm tra các nguồn lực (con người, cơ sở, công trình ) trong nội bộ của một tổ chức, đơn vị nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định.
    Quản lý nhà nước về TDTT là thể hiện chức năng quản lý Nhà nước thông qua các thể chế và các tổ chức của ngành TDTT để chỉ đạo, quản lý các hoạt động TDTT.
    Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua cách thức rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối, hợp lý.

    Luật Thể dục, thể thao đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, tại điều 5 và điều 6 đã nêu rõ về cơ quan quản lý nhà nước về TDTT và các nội dung cơ bản về quản lý nhà nước về TDTT cụ thể như sau:
    Điều 5. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
    1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
    2. Ủy ban thể dục thể thao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
    3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Ủy ban Thể dục thể thao thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao theo thẩm quyền.
    4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao ở địa phương theo phân cấp quản lý của Chính phủ.
    Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
    1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thể dục thể thao, các văn bản quy phạm pháp luật về thể dục thể thao.
    2. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể dục thể thao.
    3. Kiểm tra, đánh giá phát triển thể dục thể thao quần chúng và hoạt động thi đấu thể thao.
    4. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thể dục thể thao.
    5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.
    6. Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động thể dục thể thao.
    7. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế về thể thao.
    8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thể dục thể thao.

    A. Vị trí vai trò của thể dục thể thao trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội.
    Thể dục thể thao là bộ phận không thể tách rời của nền văn hoá của mỗi dân tộc, cũng như nền văn minh của nhân loại. Trình độ TDTT là một trong những dấu hiệu thể hiện trình độ văn hoá và năng lực sáng tạo của dân tộc, là phương tiện giao lưu văn hoá, mở rộng quan hệ của nước ta với các nước. Các hoạt động TDTT quần chúng cũng như các hoạt động thi đấu, biểu diễn thể thao trình độ cao đang ngày càng trở thành nhu cầu của quần chúng. Các hoạt động đó chẳng những là hình thức nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao sức khoẻ, mà còn có thể đem lại niềm tự hào, nhu cầu hưởng thụ và sự cổ vũ to lớn cho nhân dân.

    Trong mối quan hệ với đời sống kinh tế - xã hội, phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chính sách xã hội nhằm chăm lo cho con người, phục vụ đắc lực cho những nhiệm vụ phát triển đất nước về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng. TDTT là phương tiện có hiệu quả và có khả năng thực thi để ngăn chặn tình trạng sa sút về sức khoẻ của nhân dân, đặc biệt là của thế hệ trẻ, từng bước nâng cao thể lực của con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu lao động trong những điều kiện mới và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Với ý nghĩa đó, phát triển TDTT được coi là nội dung quan trọng của chính sách xã hội. Cương lĩnh của Đảng đã khẳng định: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”, đồng thời nêu rõ một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội là “bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất”.
    TDTT có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ, xây dựng con người mới, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ tích cực những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...