Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dựa trên cơ cấu tổ chức của UBND cấp huyện

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay là nâng cao hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và có những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước mới chỉ tập trung vào các cơ quan lập pháp và tư pháp, mà chưa có sự quan tâm tương xứng tới các cơ quan hành chính nhà nước nhà nước ở địa phương. Hoạt động của hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương, đặc biệt là hoạt động hàng ngày của Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp luôn gắn liền với công dân, trực tiếp đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân cũng như ảnh hưởng đến vấn đề dân chủ trong đời sống nhân dân, và qua đó thể hiện niềm tin của nhân dân với nhà nước. Tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo bức xúc, kéo dài, phức tạp, nhiều bất cập trong quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, chính sách xã hội, thủ tục hành chính . đang minh chứng sự kém hiệu lực, hiệu quả của chính quyền địa phương. Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương còn nhiều bất cập cả trong việc thực thi đường lối chính sách pháp luật thống nhất trong toàn quốc cũng như phát huy sức mạnh, tự chủ của địa phương. Vì vậy, cần phải "Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ" [12, tr. 133]. Từ thực trạng đó, việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động quản lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong đó có hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, để đưa ra những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động là vấn đề cấp thiết trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước hiện nay. Vì vậy, với phạm vi nhất định, việc nghiên cứu đề tài: "Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự trên cơ cấu tổ chức tại UBND cấp huyện" có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

    Đề tài được chia làm 3 chương :
    Chương I: Cơ sở lí luận về hoạt động của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong tổ chức.
    Chương II: Thực trạng hoạt động của cơ cấu tổ chức quản lý UBND huyện.
    Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của UBND cấp huyện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...