Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, điều tra, xử lý Tội phạm Xâm hại tình dục trẻ em trên địa bà

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở ĐầU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần được ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
    Sự nghiệp chăm lo, giáo dục thiếu niên và nhi đồng là việc làm thường xuyên có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Ngay từ khi mới ra đời, trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định các em thiếu niên, nhi đồng ngày nay sẽ là người xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản sau này. Quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới, không những phục vụ cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ngày nay mà còn chính cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa cộng sản sau này.
    Pháp luật Nhà nước ta ngày càng hoàn chỉnh các quy định về sự quan tâm chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Trong Hiến pháp của Nước ta, tại Điều 40 ghi rõ: “Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em v.v .” và tại Điều 65 cũng ghi rõ: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tại Điều 8 quy định: “1. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề liên quan; 2. Nghiêm cấm việc ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em; bắt trộm, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; kích động lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc làm những việc có hại đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em”.
    Qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với những thành tựu to lớn đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực, bộ mặt kinh tế – xã hội của Nước ta đã có nhiều khởi sắc. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trong đó có trẻ em được cải thiện rõ rệt, văn hoá xã hội không ngừng tiến bộ, an ninh chính trị và TTATXH được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã vượt ra khỏi khủng hoảng, vươn lên bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Tuy nhiên, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mặc dù đã phát huy được nhiều tác dụng tốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Song, nó cũng bộc lộ những mặt tiêu cực như tệ tham nhũng, nạn buôn lậu, các loại TPHS và tệ nạn xã hội v.v Đặc biệt là TP XHTDTE.
    Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, nhất là bị xâm hại tình dục đã trở nên đáng báo động. Các loại TP XHTDTE như hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, dâm ô đối với trẻ em v.v diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
    Sự phát triển của các loại TPHS, trong đó có TP XHTDTE luôn là mối đe dọa gây ảnh hưởng xấu đến xu thế phát triển chung của nền TTATXH. Do đó, đấu tranh phòng, chống TPHS cũng như TP XHTDTE luôn là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Đồng thời, đó cũng là một mặt trận nóng bỏng, đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp và của mọi công dân. Trong đó, lực lượng CSĐT TP về TTXH là một trong những lực lượng đóng vai trò nòng cốt, xung kích.
    An Giang là một tỉnh có đặc thù về địa lý tự nhiên và dân cư, có biên giới, vùng núi, vùng sâu, vùng xa v.v với nhiều dân tộc, có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng sinh sống. Trong những năm qua, tình hình phạm pháp hình sự trên địa bàn tỉnh An Giang diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới đa dạng, tinh vi, xảo quyệt, xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân và tài sản Nhà nước. Đặc biệt, đáng chú ý là TP XHTDTE có nhiều vụ xảy ra với thủ đoạn hết sức trắng trợn và táo bạo v.v Thực trạng trên đã tác động rất xấu đến thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, gây hoang mang, bất bình trong quần chúng nhân dân và gây ảnh hưởng rất xấu đến TTATXH của tỉnh An Giang.
    Trước tình hình đó, dưới sự lãnh, chỉ đạo tập trung, sâu sát của Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và được sự lãnh, chỉ đạo trực tiếp, chặt chẽ của Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh, lực lượng CSĐT TP về TTXH Công an tỉnh An Giang đã nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của ngành Công an, chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để phòng ngừa, liên tục tấn công TPHS nói chung, TP XHTDTE nói riêng và đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, trong hoạt động của lực lượng CSĐT TP về TTXH Công an tỉnh An Giang vẫn còn bộc lộ những tồn tại, thiếu sót v.v Hiệu quả hoạt động phòng ngừa, điều tra, xử lý TP XHTDTE vẫn còn bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, TP XHTDTE tuy có giảm nhưng chưa ổn định, trong từng lúc, ở từng nơi vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Từ đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, luận giải một cách khoa học, tìm ra nguyên nhân và đề ra những phương hướng, giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh An Giang.
    Là một cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đã nhiều năm công tác trong lực lượng CSĐT TP về TTXH, tác giả luôn có suy nghĩ phải làm thế nào để khắc phục được những tồn tại, thiếu sót, tìm ra phương hướng và các giải pháp tăng cường nghiệp vụ, nâng cao tính chiến đấu cho toàn lực lượng nhằm làm cho hoạt động phòng ngừa, điều tra, xử lý TP XHTDTE ở tỉnh An Giang của lực lượng CSĐT TP về TTXH Công an tỉnh An Giang đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, điều tra, xử lý TP XHTDTE trên địa bàn tỉnh An Giang” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học là có tính cấp thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...