Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK Công thương

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Sau thời gian hơn ba năm, hoạt động của TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh bước đầu được
    đánh giá là khá thành công và là sự ghi nhận bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng
    đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính Việt nam. Trong hoạt động của TTCK không thể
    không nhắc đến các CTCK với vai trò là định chế trung gian tham gia thị trường. Các
    CTCK giúp cho việc lưu thông hàng hóa diễn ra suôn sẻ, tấp nập, làm cho TTCK trở nên sôi
    động hơn, hoạt động có hiệu quả hơn và qua đó, một lượng vốn nhàn rỗi được đưa vào đầu
    tư cho phát triển kinh tế từ những cố gắng và nỗ lực của các CTCK đã góp phần làm nên
    một diện mạo của TTCK Việt nam.
    Là một trong những CTCK sớm đi vào hoạt động ngay từ những ngày đầu của
    TTCK, với số vốn ban đầu được coi là lớn và đã đạt được 1 số thành công nhất định, song
    bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập trong quá trình tác nghiệp. Công ty
    được đánh giá là hoạt động tương đối hiệu quả trong nghiệp vụ môi giới và có nhiều nghiệp
    vụ phụ trợ từ phía Ngân hàng mẹ.
    Trong những năm tới, hàng hóa trên thị trường sẽ đa dạng và phong phú hơn, nhu cầu
    tư vấn tái cơ cấu, chuyển đổi, cổ phần hóa, bảo lãnh phát hành và niêm yết của các doanh
    nghiệp và nhu cầu đầu tư chứng khoán trong dân chúng trên TTCK sẽ gia tăng. Đây là cơ
    hội lớn đối với TTCK và các CTCK. Để khẳng định được mình, yêu cầu đặt ra cho CTCK
    Công thương là phải tìm ra các giải pháp để đứng vững trong điều kiện thị trường kém sôi
    động hiện thời và có thể thích ứng với tình hình mới trong tương lai.
    Xuất phát từ ý tưởng đó, em đã lựa chọn nghiên cứu để tài “nâng cao hiệu quả hoạt
    động kinh doanh của CTCK Công thương”.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra đánh giá về thực tế triển khai các nghiệp vụ
    tại CTCK Công thương thời gian qua, phân tích những mặt được, những mặt hạn chế để từ




    đó đề ra một số giải pháp cho công ty trong qua trình hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ
    của mình.
    Chương 1
    Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán
    1.1. Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán
    Cùng với sự vận động và phát triển kinh tế, nhu cầu đầu tư và tích luỹ trong xã hội
    không ngừng tăng và ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Những người có cơ hội đầu tư
    sinh lời thì thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư. Từ đó
    trong nền kinh tế cũng hình thành nên một cơ chế chuyển vốn từ tiết kiệm sang đầu tư. Lúc
    đầu sẽ xuất hiện những khoản vay trực tiếp, dựa trên quan hệ quen biết cá nhân để giải
    quyết nhu cầu vốn của mình. Tuy nhiên khi cung cầu vốn tăng lên thì hình thức này không
    đáp ứng được nữa. Thực tế đòi hỏi phải xuất hiện các trung gian tài chính, mặt khác do nhu
    cầu về các khoản vốn lớn nên phải có các cách khác nhau để vay vốn. Các nhà đầu tư phát
    hành ra chứng khoán để vay vốn. Thị trường tài chính xuất hiện.
    Thị trường chứng khoán nằm trong thị trường tài chính dài hạn thông qua cơ chế tài
    trợ trực tiếp, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán dài
    hạn.
    Cho tới nay, thị trường chứng khoán phát triển ở mức có thể nói là không thể thiếu
    trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang
    phát triển cần thu hút luồng vốn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân.
    1.1.1.Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế thị trường.
    Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế thị trường
    phát triển.Thị trường chứng khoán là chiếc cầu nối vô hình giữa cung và cầu vốn trong nền
    kinh tế. Một thị trường chứng khoán lành mạnh và hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện
    khai thác tốt các tiềm năng của nền kinh tế, tạo sự lành mạnh trong việc thu hút và phân
    phối vốn trong nền kinh tế một cách có hiệu quả nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...