Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc Hội

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc Hội

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU


    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI


    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỐC HỘI


    1.1.1. KHÁI NIỆM NGUỒN GỐC QUỐC HỘI


    1.1.2. khái niệm Quốc hội


    1.1.3. Ngồn gốc Quốc hội


    1.1.4. Sự hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam


    1.2. VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM


    1.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội Việt Nam


    1.2.2. Cơ cấu, Tổ chức của Quốc hội Việt Nam


    1.2.3. Các chức năng của Quốc hội Việt Nam


    1.3. QUYỀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI - SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN QUA CÁC THỜI KỲ


    1.3.1. về chủ thể thực hiện quyền giám sát tối cao


    1.3.2. về đối tượng chịu sự giám sát


    1.4. QUYỀN GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI


    1.4.1. Khái niệm giám sát


    1.4.2. Chủ thể của quyền giám sát tối cao


    1.4.3. Đối tượng của quyền giám sát tối cao


    1.4.4. Nội dung giám sát tối cao của Quốc hội


    1.5. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN QUYỀN GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI


    1.5.1. Thông qua hoạt động của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội


    1.5.2. Thông qua hoạt động của Hội Đồng Dân Tộc và các Uỷ Ban của Quốc hội


    1.5.3. Thông qua hoạt động của Đại Biểu Quốc Hội


    1.6. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIÁM SÁT TỐI CAO


    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI

    2.1. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI


    2.1.2. Giám sát thông qua Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội


    2.1.3. Giám sát thông qua Hội Đồng Dân Tộc


    2.1.4. giám sát thông qua Đại Biểu Quốc Hội


    2.2. CÁC HÌNH THỨC GIÁM SÁT


    2.2.1. Hoạt động giám sát thông qua việc xem xét báo cáo


    2.2.2. Hoạt động giám sát thông qua việc kiểm tra theo dõi việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật


    2.2.3. Hoạt động giám sát thông qua việc trả lời chất vấn


    2.3. QUY TRÌNH GIÁM SÁT


    2.3.1. về hoạt động xét báo cáo


    2.3.2. về bỏ phiếu tín nhiệm


    2.3.3. về vấn đề hậu giám sát


    2.4. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI


    2.4.1. Hoàn thiện hệ thống vãn bản Quy Phạm Pháp Luật


    2.4.2. Thông qua hoạt động chất vấn của Đại Biểu Quốc Hội


    2.4.3. Trách nhiệm cá nhân, cơ quan, tổ chức được nâng cao


    2.4.4. Hoạt động giám sát công khai minh bạch


    2.5. NHỮNG HẠN CHẾ THIẾU SÓT TRONG QUÁ TRÌNH GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI


    2.5.1. Chất lượng giám sát


    2.5.2. về hình thức xét báo cáo


    2.5.3. về hoạt động chất vấn


    2.5.4. về hình thức giám sát văn bản của Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ, TANDTC, VKSNDTC.


    2.5.5. Vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm


    CHƯƠNG III: NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI


    3.1. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU HẠN CHẾ HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI

    3.1.2. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện


    3.1.3. Cơ cấu tổ chức và phương thức làm việc của Quốc hội chưa tương ứng với những yêu cầu khách quan của công tác giám sát


    3.1.4. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của Đại Biểu Quốc Hội hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu công việc


    3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI


    3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội


    3.2.2. Đổi mới cơ cấu, tổ chức bộ máy và cách thức làm việc của Quốc hội


    3.2.3. Xây dựng chương trình giám sát cụ thể, chi tiết và kịp thời


    3.2.4. Nâng cao chất lượng Đại Biểu Quốc Hội


    3.2.5. Đổi mới phương pháp giám sát


    3.2.6. Đưa bỏ phiếu tín nhiệm thành hoạt động thường xuyên


    3.2.7. Thiết lập các ban giám sát thường xuyên tiếp nhận các ý kiến của nhân dân trong thời gian Quốc hội không hợp


    3.2.8. Hiện đại hóa các phương tiện, cơ sở vật chất cho hoạt động giám sát

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và Quốc hội nói riêng, làm cho Quốc hội thật sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


    Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân, trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến, lập pháp, quyết đinh những chính sách cơ bản của Đất nước và thực hiện quyền giám sát đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Trong đó quyền giám sát tối cao của Quốc hội và việc thực hiện hiệu quả quyền đó là vấn đề hết sức ý nghĩa, góp phần hoạt động hiệu quả của các cơ quan nhà nước cũng như toàn bộ hoạt động của toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.


    Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, cùng với công cuộc cải cách hành chính, tư pháp thì việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội là yêu cầu vô cùng cấp thiết. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với sự đổi mới của hệ thống chính trị, tổ chức và hoạt động của Quốc hội từng bước được đổi mới và kiện toàn. Quốc hội ngày càng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới toàn diện của đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì hoạt động của Quốc hội còn những hạn chế thiếu sót trong hoạt động giám sát tối cao hiện nay dẫn đến hiệu quả chưa cao như: giám sát còn mang tính hình thức, chất lượng đại biểu Quốc hội chưa đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao, công tác hậu giám sát chưa được điều chỉnh trong luật cũng như được xem xét một cách kỹ càng trên thực tế, những hạn chế thiếu sót này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, cơ cấu, tổ chức của Quốc hội và cách làm việc của Quốc hội chưa tương ứng với yêu cầu khách quan của công tác giám sát, chất lượng và hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội chưa đáp ứng được yêu càu công việc .

    Như vậy, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội trở thành một nhu cầu cấp thiết hiện nay.


    2. Tình hình nghiên cứu đề tài


    Đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI’ đã được nhiều bài viết, tham luận đề cập đến ở nhiều gốc độ khác nhau như: Đề tài “Cơ sở lý luận của việc đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội Việt Nam hiện nay” (luận văn tiến sỹ luật học của Lê thanh Vân học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, bài tham luận của tiến sỹ Lê Minh Đoan giảng viên Đại học luật Hà Nội “Một số suy nghĩ nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội” và các bài viết trên tập chí nghiên cứu lập pháp . Nhưng hiện nay chưa có một công trình khoa học độc lập nào nghiên cứu ở tầm quy mô lớn sâu sắc toàn diện về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Do vậy, nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền là một yêu cầu hết sức quan trọng, trên cơ sở đó tác giả đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Tác giả tập trung nghiên cứu về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội trên cơ sở luật Hiến pháp, luật hoạt động giám sát của Quốc hội, luật tổ chức Quốc hội, luật tổ chức Chính phủ, quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội . Bên cạnh đó còn được phân tích đánh giá từ tình hình thực tiễn của hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội trong thời gian qua.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Việc nghiên cứu đề tài được tác giả tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp các phương pháp như: phân tích, so sánh, tổng hợp .


    5. Mục đích của Luận văn


    Trong Luận văn tác giả hướng tới làm rõ về mặt lý luận và thực trạng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, qua đó tác giả tìm hiểu nguyên nhân và có một số giải pháp thiết

    thực phát huy những mặt đạt được, khắc phục những hạn chế tồn tại góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.


    6. Bố cục Luận văn


    Luận văn được kết cấu như sau:


    Ngoài phần mở đầu, Luận văn gồm 3 chương:


    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI.


    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI


    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...