Luận Văn NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN tp.HCM

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN tp.HCM
    CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ NGÂN HÀNG TRONG
    NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG :
    1.1.- LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG :
    1.1.1 Bản chất của tín dụng :
    * Khái niệm : Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người
    đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Giá trị của tín dụng không ngừng được
    bảo tồn mà nó còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.
    * Bản chất của tín dụng : Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi
    vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ
    thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội.
    1.1.2 Chức năng của tín dụng :
    * Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ : Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ
    chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hoà từ nơi "thừa"
    sang nơi " thiếu" để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
    + Ở mặt tập trung vốn tiền tệ : Nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồn tiền
    nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh
    nghiệp, các tổ chức đoàn thể, xã hội .
    + Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ : Đây là mặt cơ bản của chức năng này - đó là sự chuyển hoá
    để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hoá
    cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội. Vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích
    thích mặt tập trung vốn và thúc đẩy
    việc sử dụng vốn có hiệu quả.
    * Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội : Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều
    kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu, các loại séc,
    các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán .cho phép thay thế một số
    lượng lớn tiền mặt lưu hành ( kể cả tiền đúc bằng kim loại quý như trước đây và tiền giấy như
    hiện nay) nhờ đó làm giảm bớt các chi phí in tiền, đúc tiền,vận chuyển, bảo quản tiền .
    * Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế : Chức năng này là hệ quả của hai chức năng
    trên. Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của vật
    tư, hàng hoá, chi phí trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, vì vậy qua đó tín dụng không
    những là tấm gương phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn thông qua đó thực
    1hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực lãng phí, vi
    phạm luật pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
    1.1.3 Vai trò của tín dụng :
    * Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển :
    Tín dụng, trước hết là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là nguồn cung ứng vốn cho các doanh
    nghiệp, các tổ chức kinh tế, là công cụ để tập trung vốn một cách có hiệu quả trong nền kinh
    tế, là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế.
    * Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả :
    Trong khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại, tín dụng đã góp phần làm giảm khối
    lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặt biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm
    giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ, mặt khác, do cung ứng vốn cho
    nền kinh tế, làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá dịch vụ làm ra ngày
    càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng
    góp phần
    làm ổn định thị trường giá cả trong nước.
    * Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội :
    Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, do vốn tín dụng
    cung ứng đã thu hút được lực lượng sản xuất mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Qua đó, xã
    hội được phát triển lành mạnh, đời sống được ổn định, ai cũng có công ăn việc làm .đó là tiền
    đề quan trọng để ổn định trật tự xã hội. Cuối cùng tín dụng còn có vai trò quan trọng trong việc
    mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế.
    1.2.- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI :
    1.2.1 Khái niệm :
    NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và
    cá nhân bằng cách nhận tiền gửi rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu và cung ứng các
    dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
    Như vậy, Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
    thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó
    để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
    Theo luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện
    toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Trong đó hoạt động Ngân
    hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ ( huy động vốn, cấp tín dụng, bảo lãnh vv .)
    2 - Cá nhân Cho vay - Cá nhân
    - Hộ gia đình - Hộ gia đình
    - Công ty Nhận tiền gửi NHTM Cung cấp - Công ty
    - Xí nghiệp dịch vụ Ngân hàng - Xí nghiệp
    - Các tổ chức Tiết kiệm - Các tổ chức
    1.2.2 Các chức năng của Ngân hàng thương mại :
    * Trung gian tín dụng : Đây là chức năng đặc trưng cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc
    biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, một mặc NHTM huy động
    và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành vốn cho
    vay; mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, Ngân hàng sử dụng cho vay đáp ứng
    nhu cầu vốn của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp.
    * Trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán : Ngân hàng sẽ trở thành
    người thủ quỹ của các doanh nghiệp, thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự uỷ nhiệm của
    khách hàng. Trong khi làm chức năng trung gian thanh toán, Ngân hàng sẽ tạo ra những công
    cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó như : Séc, giấy chuyển ngân, thẻ
    thanh toán . nhờ vào các công cụ này, các NHTM đã tiết kiệm được cho xã hội rất nhiều về chi
    phí lưu thông.
    * Cung cấp các dịch vụ tài chính - Ngân hàng : Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng
    và ngân quỹ, Ngân hàng có thể làm tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộ giấy tờ, chứng khoán, làm
    đại lý phát hành cổ phiếu cho các doanh nghiệp . để nhận tiền hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệm chi
    phí vừa đạt hiệu quả cao. Còn trong quá trình tham gia thị trường tiền tệ dưới hình thức mua các
    chứng khoán, phát hành và bán các cổ phiếu, mua bán số dư trên tài khoản tại NHNN .thì
    NHTM đơn thuần là doanh nghiệp kinh doanh để thu lợi nhuận.
    Qua đó chúng ta thấy rằng NHTM là định chế tài chính trung gian kinh doanh quyền sử
    dụng vốn tiền tệ giữa người gửi tiền và bên kia là người sử dụng tiền, hoạt động kinh doanh đó
    gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế.
    Như vậy một NHTM có thể nói là kinh doanh có hiệu quả khi họ có một lượng khách hàng
    lớn với tỷ lệ rủi ro thấp. Hay nói khác đi chính chất lượng khách hàng mà một NHTM có được
    sẽ quyết định sự thắng lợi của NHTM đó trong quá trình phát triển.
    1.2.3 Các mô hình tổ chức :
    * Căn cứ vào tính chất hoạt động của NHTM :
    NHTM chuyên doanh : Là loại Ngân hàng được chuyên môn hoá ở một số
    3nghiệp vụ Ngân hàng, phục vụ cho một hay một số lĩnh vực kinh tế nhất định. Ví dụ như Ngân
    hàng nông nghiệp chỉ phục vụ lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
    NHTM tổng hợp : Thực hiện toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ các nghiệp vụ Ngân hàng và cho
    mọi lĩnh vực.
    * Căn cứ theo tính chất sở hữu của NHTM :
    NHTMQD : Là NHTM được thành lập toàn bộ bằng vốn của ngân sách Nhà nước như Ngân
    hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .
    NHTMCP : Là Ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, nguồn vốn ban
    đầu có được do các cổ đông đóng góp mua cổ phiếu của Ngân hàng. Ví dụ như Ngân hàng Đại
    Nam, Ngân hàng Á Châu .
    NHLD : Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc
    nhiều Ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều Ngân hàng nước ngoài)
    trên cơ sở hợp đồng liên doanh. NHLD là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt
    Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và hoạt động theo các quy định liên quan của pháp
    luật Việt Nam. Thời gian hoạt động được quy định trong giấy phép không quá 30 năm.
    CN-NHNNg : Là đơn vị phụ thuộc của NHNNg, được NHNNg bảo đảm chịu trách nhiệm đối
    với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh NHNNg có quyền và
    nghĩa vụ do pháp luật Việt Nam quy định, hoạt động theo giấy phép mở chi nhánh và các quy
    định liên quan của pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động được quy định trong giấy phép
    không quá 20 năm.
    1.3. - CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI :
    1.3.1 Nghiệp vụ nguồn vốn và tài sản nợ của NHTM :
    Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa quan trọng
    đối với bản thân Ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, NHTM được sử
    dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền
    nhàn rỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Kết quả của
    nghiệp vụ nguồn vốn là tạo ra nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế.
    * Vốn điều lệ và các quỹ :
    Vốn điều lệ, các quỹ của Ngân hàng được gọi là vốn của Ngân hàng, là nguồn vốn khởi đầu
    và được bổ sung trong quá trình hoạt động.
    Vốn điều lệ : Là số vốn ban đầu khi thành lập Ngân hàng được ghi vào điều lệ của Ngân
    hàng. Vốn điều lệ ít nhất phải bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định (xem Bảng 1.1)
    Bảng 1.1 : Vốn pháp định của NHTM
     
Đang tải...