Đồ Án Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
    Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng
    Thực hiện: 08/2012
    Mã số: 62.31.12.01
    Nghiên cứu sinh: Trương Thị Hoài Linh
    Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Đức Lữ

    Những đóng góp mới về mặt lý luận

    Nếu các nghiên cứu trước thường chỉ nhắc đến sự cần thiết của thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án cho vay khi ngân hàng phát triển ra quyết định tài trợ, thì luận án đã phân tích cụ thể những thao tác cần thực hiện khi thẩm định nội dung này, cũng như các yếu tố cần đo lường để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội cho từng dự án. Luận án đã chứng minh rằng chỉ khi nào tính toán được hiệu quả kinh tế - xã hội thì mới cụ thể hóa được những đóng góp của dự án đối với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, chứ không phải chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê kết quả xã hội như các công trình nghiên cứu trước về ngân hàng phát triển.
    Trái với các nhận định đã có cho rằng ngân hàng phát triển là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, luận án đã chứng minh rằng để ngân hàng phát triển thúc đẩy hiệu quả phát triển nền kinh tế thông qua tài trợ cho các dự án phát triển thì ngân hàng phát triển không thể hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tuy đây không phải là mục tiêu cuối cùng. Duy trì mức lợi nhuận tối thiểu không chỉ giúp ngân hàng huy động mọi nguồn lực có chất lượng (vốn và nguồn nhân lực) mà còn đảm bảo sự an toàn và bền vững cho hoạt động của ngân hàng phát triển.
    Luận án đã chứng minh sự tác động trực tiếp và sâu sắc của chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tới hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển về đối tượng, hình thức, điều kiện tín dụng, hạn mức, hỗ trợ và quản lý rủi ro.
    Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
    Xuất phát từ thực tiễn hoạt động kém hiệu quả tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), luận án đề xuất cần đa dạng hóa đối tượng tài trợ cho dự án phát triển với đầu mối là VDB chứ không nên chỉ có một kênh duy nhất là VDB tài trợ cho các dự án này. Với hạn chế về khả năng huy động vốn theo lãi suất thị trường và để tận dụng những ưu thế trong hoạt động tín dụng của các trung gian tài chính khác, việc tài trợ cho dự án nên có sự phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, theo đó VDB đứng ra bảo lãnh hoặc tài trợ những hạng mục có rủi ro lớn, thời gian hoàn vốn dài hoặc khả năng sinh lời thấp, còn những hạng mục còn lại sẽ thu hút các trung gian tài chính khác cấp tín dụng. Để làm được điều này thì cần bổ sung các quy định giám sát và kiểm tra việc hạch toán giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại trong các tổ chức tín dụng tham gia tài trợ dự án.
    Để thấy được toàn diện những đóng góp của dự án đến sự phát triển kinh tế thì VDB phải bổ sung và hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội trong hoạt động thẩm định dự án tại VDB.
    Nếu các nghiên cứu trước không đề cấp đến vấn đề an toàn trong hoạt động của VDB thì luận án đã cho thấy cơ chế quản lý rủi ro (gồm rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường) tại VDB phải được thực hiện như các ngân hàng thương mại và dần tuân theo các chuẩn mực quốc tế. Luận án cũng làm rõ điều kiện tiên quyết để làm được điều này là sự thay đổi trong tư duy lãnh đạo của bộ máy quản lý VDB và các quy định trong chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Trong thời gian tới, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các quy định về an toàn vốn của VDB theo hướng áp dụng thống nhất với các ngân hàng thương mại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...