Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhân dân

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhân dân

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    Chương 1: NHỮNG VẮN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI THẲM NHÂN DÂN 3


    1.1. Khái quát về Hội thẩm nhân dân 3


    1.1.1. Khái niệm về Hội thẩm nhân dãn 3


    1.1.2. Vai frò và nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân .3


    1.1.3. Sơ lược về sự hình thành và phát triển chế đinh Hội thẩm nhân dân ở


    nước ta .5


    1.2. Giói thiệu chung về chế định bồi thẩm đoàn ở một số nước trên thế giới 9


    1.2.1. Bồi thẩm đoàn ở Mỹ 9


    1.2.2. Bồi thẩm đoàn ở Pháp 11


    1.3. Các nguyên tắc liên quan đến chế định Hội thẩm nhân dân 13


    1.3.1. Nguyên tắc về sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử .13


    1.3.2. Nguyên tắc khi xét xử, Hội thẩm ngang quyển vói Thẩm phán .13


    1.3.3. Nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo


    pháp luật 14


    Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN . 16


    2.1. Quy định về bầu Hội thẩm nhân dân 16


    2.1.1. Chủ thể có thẩm quyền giới thiệu để bầu Hội thẩm nhân dân .16


    2.1.2. Hồ sơ nhân sự được giới thiệu để bầu Hội thẩm nhân dân .17


    2.1.3. Chủ thể có thẩm quyển bầu và quy trình bầu Hội thẩm nhân dân 18


    2.1.4. Tiêu chuẩn để được bầu làm Hội thẩm nhân dãn .19


    2.2. Quy định về bãi nhiệm, miễn nhiệm Hội thẩm nhân dân .23


    2.2.1. Chủ thể quản lý Hội thẩm nhân dân 23


    2.2.2. Chủ thể có thẩm quyển đề nghị việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân 25


    2.2.3. Chủ thể có thẩm quyển bãi nhiệm, miễn nhiệm Hội thẩm nhân dân 27


    2.3. Quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân theo quy định của pháp luật 29


    2.3.1. Quyền của Hội thẩm nhân dãn 29


    2.3.2. Nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân 32


    2.4. Quá trình Hội thẩm nhân dân tham gia giải quyết vụ án .33


    2.4.1. Trước khỉ mở phiên tòa .33


    2.4.2. Tại phiên tòa 35

    2.5. Vấn đề trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân khi bản án đã tuyên 36


    Chương 3: THỰC TRẠNG VÈ CÔNG TÁC HỘI THẨM NHÂN DÂN


    HIỆN NAY- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .38


    3.1. Thực trạng .38


    3.1.1. Tích cực .38


    3.1.2. Tồn tại 39
    3.2. Một số đề xuất về đổi mói tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân . 45


    3.2.1. Cần xây dựng Luật về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân . 45


    3.2.2. Giao cho Hội đòng nhân dân trách nhiệm quản lý Hội thẩm nhân dân 46
    3.2.3. Cần tăng cường số lượng Hội thẩm nhân dân được bầu, cho phép công dân được tự ứng cử làm Hội thẩm nhân dân 47


    3.2.4. Cần cụ thể quy định về miễn nhiệm Hội thẩm nhân dân và bổ sung thêm quy định về cho phép Viện kiểm sát quyển đề nghị bãi nhiệm những Hội thẩm nhân dân không có năng lực 48


    3.2.5. Cần tiêu chuẩn hóa quy định về “ kiến thức pháp luật” 49


    3.2.6. Thay đỗi số lượng Hội thẩm trong Hội đồng xét xử .49


    3.2.7. Chế độ chính sách đối với Hội thẳm nhân dân .50


    3.3. Một số đề xuất nhằm phát huy vai trò của Hội thẩm nhân dân .51


    3.3.1. về việc lựa chọn bầu Hội thẩm 51


    3.3.2. về việc bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm 51


    3.3.3. Tạo điều kiện về vật chất và tình thần để Hội thẩm nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ khi tham gia xét xử 52


    3.3.4. về việc phân công Hội thẩm tham gia xét xử 52


    KÉT LUẬN 54


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Bản chất nhà nước ta là nhả nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Dân chủ nhân dân thể hiện ở cả ba mặt hành pháp, lập pháp và tư pháp, cần khẳng định rằng nền tư pháp của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không thể thiếu đại diện nhân dân, đó là lý do tại sao việc đại diện nhân dân tham gia vào hoạt động tư pháp trở thành một nguyên tắc Hiến định: “Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” ( Điều 129 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Hội thẩm nhân dân đại diện cho nhân dân, cùng với Thẩm phán, Hội thẩm bằng chính kiến của mình góp phàn đem lại những bản án thấu tình, đạt lý nhằm nâng cao chất lượng xét xử, và giữ gìn niềm tin của nhân dân đối với Tòa án. Vì Hội thẩm nhân dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động xét xử, mà hoạt động xét xử hiện là trọng tâm của chiến lược cải cách tư pháp mà Nhà nước ta đang thực hiện theo Nghị Quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về cải cách tư pháp đến năm 2020. Vậy mục tiêu của nền tư pháp dân chủ nhân dân là làm thế nào để hiện thực hóa vai trò của đại diện nhân dân trong hoạt động xét xử. Mặc dù vậy hiện nay Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử chưa thể hiện được vai trò đại diện của mình, thậm chí tỏ ra yếu, kém, và không có năng lực, tham gia xét xử không hiệu quả, gây ra oan, sai, làm mất uy tín của Tòa án. Với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân, phát huy dân chủ trong Nhà Nước pháp quyền Việt Nam. Người viết chọn đề tài “nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhân dân” để làm đề tài luận văn của mình.


    2. Mục đích nghiên cứu


    Đề tài hướng đến mục đích làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về vị trí, tổ chức, hoạt động của Hội thẩm nhân dân, qua đó thấy được vai trò, nhiệm vụ của Hội thẩm là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên những tích cực và hạn chế trong công tác Hội thẩm, nguyên nhân của những thực trạng đó, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xét xử của Hội thẩm trong giai đoạn hiện nay.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Liên quan đến chế định Hội thẩm nhân dân có rất nhiều nội dung để nghiên cứu. Tuy nhiên do thòi gian có hạn và vốn hiểu biết còn nhiều hạn chế nên trong giới hạn của Luận văn cử nhân luật, Người viết không đề cập về Hội thẩm quân nhân mà chỉ tập trung nghiên cứu về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân trong việc xét xử các vụ án nói chung.


    4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


    Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về vai trò, hoạt động của Hội thẩm nhân dân trong việc tham gia tố tụng.


    Luận văn này cũng có thể được sử dụng để các Hội thẩm, tổ chức, cơ quan hữu quan tham khảo để từ đó đưa ra những biện pháp, cách thức điều chỉnh về hoạt động của Hội thẩm nhân dân, góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của Hội thẩm trong hoạt động xét xử.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Cơ sở của luận văn là những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chế định Hội thẩm, những quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm.


    Người viết sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, diễn dịch, phân tích luật viết và sưu tầm tài liệu để thực hiện việc nghiên cứu.


    6. Kết cấu của luận văn


    Luận văn được sắp xếp theo kết cấu sau:


    Mục lục


    Lời nói đầu


    Chương 1: Những vấn đề lý luận về Hội thẩm nhân dân


    Chương 2: Quy định của pháp luật về Hội thẩm nhân dân


    Chương 3: Thực trạng về công tác Hội thẩm nhân dân hiện nay - đề xuất giải pháp


    Kết luận


    Tài liệu tham khảo


    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...