Tiểu Luận Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngay từ xa xưa, Nguyễn Trãi đã khẳng định “đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Nhà nước ta mạnh hay yếu phụ thuộc vào sự đồng thuận về ý Đảng, lòng dân. Thấy được tầm quan trọng của sức dân trong quá trình xây dựng đất nước nên ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, thiết chế HĐND đã được xác lập. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên. Từ đó đến nay, qua thực tiễn hoạt động, vị trí, vai trò của HĐND trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước ta ngày càng được khẳng định. Điều đó được thể hiện ở chỗ HĐND ngày càng làm tốt chức năng là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương, thay mặt nhân dân địa phương quyết định những vấn đề quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
    Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải có những xử lý linh hoạt để thích ứng với những biến động của kinh tế thị trường. Để không bị “hoà tan” trong vòng xoáy đó, đưa đất nước ta hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội thì chúng ta phải xây dựng hệ thống chính quyền ngày càng hoàn thiện và vững chắc.
    Tuy nhiên, trong thời gian những năm gần đây thì hoạt động của HĐND các cấp đã thể hiện nhiều bất cập, hoạt động còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Trong đó có HĐND xã - do cử tri trong xã bầu ra, nơi gần gũi với nhân dân nhất như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi” cũng thể hiện rất nhiều hạn chế trong hoạt động của mình. Chính vì thế, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã là vấn đề bức xúc hiện nay.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương:
    “Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của HĐND. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo.”
    2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu nhằm tìm ra những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế trong hoạt động của HĐND xã hiện nay. Từ đó đưa ra được kiến nghị và phương hướng tổ chức và hoạt động của HĐND xã nhằm xây dựng một HĐND xã vững mạnh, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân ở xã.
    3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận dùng để nghiên cứu của đề tài này là Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
    Phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu của đề tài này là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp phân tích và tổng hợp.
    4. Kết cấu của khoá luận
    Khoá luận này gồm:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động của HĐND.
    Chương 2: Nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...