Tiến Sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị





    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU .1
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .5
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
    ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG VTHKCC TRONG ĐÔ THỊ 12
    1.1 ĐÔ THỊ VÀ HỆ THỐNG GTVT ĐÔ THỊ 12
    1.1.1 Đô thị - Đô thị hóa .12
    1.1.2 Nhu cầu đi lại trong đô thị .15
    1.1.3 Hệ thống giao thông vận tải đô thị .18
    1.2 HỆ THỐNG VTHKCC TRONG ĐÔ THỊ 19
    1.2.1 Một số khái niệm .19
    1.2.2 Vai trò của VTHKCC trong đô thị .21
    1.2.3 Các phương thức VTHKCC có sức chứa lớn trong đô thị .22
    1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG VTHKCC TRONG ĐÔ
    THỊ 24
    1.3.1 Lý luận chung về hiệu quả .24
    1.3.2 Hiệu quả VTHKCC trong đô thị 27
    1.3.3 Cách tiếp cận về nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt 46
    1.4 KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VTHKCC TẠI
    MỘT SỐ ĐÔ THỊ LỚN TRÊN THẾ GIỚI .49
    1.4.1 Thủ đô TOKYO - Nhật Bản .49
    1.4.2 Thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc 50
    1.4.3 Thủ đô SEOUL - Hàn Quốc .51
    1.4.4 Thủ đô PARIS - Pháp 52
    1.4.5 Thủ đô BOGOTA - Colombia 52
    1.4.6 Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC từ các đô
    thị lớn trên thế giới .53
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
    HỆ THỐNG VTHKCC TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI 56
    2.1. HIỆN TRẠNG VTHKCC TRONG CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM .56
    2.1.1 Hiện trạng VTHKCC tại các đô thị đặc biệt .56
    2.1.2 Hiện trạng VTHKCC tại các đô thị loại 1 .59
    2.1.3 Hiện trạng VTHKCC ở các đô thị khác 60
    2.1.4 Đánh giá chung về hiện trạng VTHKCC tại các đô thị Việt Nam .61
    2.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VTHKCC TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI .62
    2.2.1 Hiện trạng mạng lưới tuyến xe buýt tại Hà Nội 63
    2.2.2 Hiện trạng phương tiện hoạt động trên các tuyến .65
    2.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt 66
    2.2.4 Hiện trạng tổ chức quản lí điều hành VTHKCC tại Hà Nội .67
    2.2.5 Hiện trạng hệ thống vé .70
    2.2.6 Kết quả hoạt động VTHKCC .71
    2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG VTHKCC TẠI HÀ
    NỘI 72
    2.3.1 Quan điểm đánh giá .72
    2.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội.74
    2.3.3 Những tồn tại của hệ thống tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động
    VTHKCC bằng xe buýt 93
    CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG VTHKCC
    TRONG ĐÔ THỊ .97
    3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GTVT VÀ HỆ THỐNG VTHKCC
    TRONG CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM 97
    3.1.1 Định hướng phát triển giao thông vận tải đô thị .97
    3.1.2 Định hướng phát triển VTHKCC trong đô thị 99
    3.1.3 Định hướng phát triển VTHKCC Hà Nội .100
    3.2 CƠ SỞ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG VTHKCC
    .103
    3.2.1 Đặc tính nhu cầu và phương tiện đi lại .103
    3.2.2 Những vấn đề cần triển khai khi tổ chức hệ thống VTHKCC .104
    3.2.3 Luận cứ nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt .105
    3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THÓNG
    VTHKCC BẰNG XE BUÝT .107
    3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng 107
    3.3.2. Nhóm giải pháp tổ chức quản lý vận hành .119
    3.3.3. Nhóm giải pháp về phương tiện 132
    3.3.4 Nhóm giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân 140
    3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP 143
    3.4.1. Hiệu quả kinh tế 143
    3.4.2. Hiệu quả xã hội .144
    3.4.3 Hiệu quả về môi trường .145
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 146




    PHẦN MỞ ĐẦU
    1- LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    Đô thị hoá là một xu hướng tất yếu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại
    hoá đất nước. Đối với các nước đang phát triển quá trình đô thị hoá cùng với quá trình
    cơ giới hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ trong đó có Việt Nam.
    Sau gần 30 năm đổi mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát
    triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm xấp xỉ 7,6%, tốc
    độ đô thị hóa tại các đô thị lớn lên tới 3,4%/năm[31]. Sự tăng trưởng kinh tế cùng với
    tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo sự bùng nổ về nhu cầu đi lại trong các đô thị, nhất là
    các đô thị đặc biệt lớn. Để đáp ứng nhu cầu đi lại các phương tiện vận tải phát triển
    không ngừng, đây thực sự là một thách thức với hệ thống giao thông đô thị. Sự gia
    tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân là một trong những nguyên nhân dẫn đến
    tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và nhiều vấn đề khác của các đô thị
    đặc biệt như Hà Nội và thành phố Hồ Chí minh đang phải đối đầu[27]. Chính phủ
    cùng với Chính quyền các đô thị đã và đang nỗ lực tìm kiếm các công cụ để giải quyết
    tình trạng này, trong đó phát triển VTHKCC được xem là giải pháp hữu hiệu, trọng
    tâm[28][33].
    Hơn một thập kỷ qua, hai đô thị đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ
    Chí Minh đã có những bước đi nhảy vọt và và chính sách ưu đãi để phát triển
    VTHKCC, tuy nhiên thực tế cho thấy mức đáp ứng nhu cầu của lực lượng này còn hạn
    chế (Hà Nội khoảng 10%, thành phố Hồ Chí Minh < 10% nhu cầu đi lại), trong khi đó
    ở các thành phố tương tự trên thế giới tỷ lệ đáp ứng là rất cao. Có nhiều nguyên nhân
    khách quan và chủ quan khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến sự
    phát triển không đồng bộ của mạng lưới giao thông đô thị, sự yếu kém của hệ thống cơ
    sở hạ tầng phục vụ cho VTHKCC, lực lượng phương tiện chưa tương xứng với nhu
    cầu đi lại của thị dân. Bên cạnh đó, việc tổ chức quản lý, giám sát điều hành hoạt động
    của phương tiện và người điều khiển phương tiện trên đường chưa tốt, dẫn đến chất
    lượng dịch vụ chưa cao, làm giảm tính hấp dẫn của dịch vụ nên chưa thu hút được
    đông đảo người dân sử dụng.
    Số lượng người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC thấp đồng nghĩa với hiệu quả hệ
    thống VTHKCC mang lại chưa cao. Trong bối cảnh đó, làm thế nào để nâng cao hiệu
    quả hoạt động VTHKCC nhằm thỏa mãn nhu cầu đi lại của thị dân và đáp ứng được


    2
    các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đô thị là vấn đề quan tâm hàng đầu của
    các Chính quyền đô thị.
    Đã có nhiều chương trình, dự án nghiên cứu về phát triển VTHKCC tại Thủ đô
    Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện
    trong thời gian qua. Bên cạnh đó cũng đã có những đề tài nghiên cứu về hệ thống chỉ
    tiêu và phương pháp đánh giá VTHKCC và hiệu quả VTHKCC trong các đô thị của
    Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy
    đủ và chi tiết về thực tiễn hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC tại các đô thị
    Việt Nam, chỉ ra những điểm đã làm được và đặc biệt là những bất cập trong hoạt
    động của hệ thống. Từ đó, đưa ra các định hướng cũng như các giải pháp để nâng cao
    hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC, nhằm đáp ứng được các mục tiêu đặt ra,
    khuyến khích các đơn vị tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ VTHKCC cũng như
    thu hút ngày càng nhiều người dân sử dụng.
    Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra của thực tiễn cũng như yêu cầu phải hoàn thiện
    lý luận về hiệu quả hoạt động của VTHKCC, tác giả đã lựa chọn đề tài của luận án :
    " Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong các đô thị ".
    2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
    Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về hệ thống VTHKCC và hiệu
    quả hoạt động của hệ thống VTHKCC đặc biệt là hệ thống VTHKCC bằng xe buýt.
    Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt và hiệu quả
    hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại Thủ đô Hà Nội, từ đó chỉ ra được
    những tồn tại làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống.
    Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC
    bằng xe buýt cho Thủ đô Hà Nội trong đó luận án tập trung đi sâu vào các giải pháp
    nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt.
    3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
     Về đối tượng nghiên cứu:
    Nghiên cứu hệ thống VTHKCC trong đô thị, trọng tâm là hiệu quả hoạt động
    của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt như: Khái niệm, phân loại hiệu quả ; Các yếu tố
    ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá, các phương pháp đánh giá hiệu quả VTHKCC, cũng
    như các vấn đề có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
    VTHKCC bằng xe buýt.





    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    TIẾNG VIỆT
    [1]. Ban quản lý dự án Giao thông đô thị Hà Nội (11/2005), Dự án phát triển
    Giao thông đô thị Hà Nội (TFO 53407) – Hỗ trợ công tác quy hoạch và tăng
    cường thể chế và chính sách giao thông, UBND thành phố Hà Nội.
    [2]. GS. TS. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB
    Xây Dựng, Hà Nội.
    [3]. PGS.TS. Mai Văn Bưu (1998) - Chủ biên, Giáo trình hiệu quả và quản lý dự
    án Nhà nước, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    [4]. Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí
    Minh (2003), Nhập môn Phân tích lợi ích - Chi phí, NXB Đại học quốc gia
    TP Hồ Chí Minh.
    [5]. GS.TSKH Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư xây dựng, NXB Xây
    dựng, Hà Nội.
    [6]. PGS.TS Phạm Ngọc Côn (2001), Kinh tế học đô thị - Nhà xuất bản Khoa học
    Kỹ thuật, Hà Nội.
    [7]. Chính phủ, Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 về việc phân loại
    đô thị và cấp quản lý đô thị, Hà Nội.
    [8]. Chính phủ, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31/07/2008 về việc Khắc
    phục ùn tắc giao thông, Hà Nội.
    [9]. Nguyễn Thanh Chương (2007), Nghiên cứu phương pháp đánh giá hiệu quả
    hệ thống vận tải hành khách công cộng ở đô thị Việt Nam, Luận án tiến sỹ
    kinh tế.
    [10]. GS. TSKH. Nghiêm Văn Dĩnh (2003), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản GTVT
    Hà Nội.
    [11]. Đề án “Xây dựng phương án đẩy mạnh VTHKCC tại các thành phố lớn
    nhằm hạn chế sự phát triển của phương tiện cá nhân và giảm mức tiêu hao
    nhiên liệu trong đi lại” , Viện chiến lược và phát triển GTVT 2009.
    [12]. Đề án “Phát triển VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội giai đoạn 2010-2020”, Sở
    GTVT Hà Nội - Trung tâm Quản lý và Điều hành GTĐT 2011.
    [13]. Nguyễn Văn Điệp (2011), Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách
    công cộng bằng xe buýt ở các đô thị Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế.
    [14]. ThS.Nguyễn Thị Hồng Mai, Đánh giá lợi ích của VTHKCC trong đô thị, Tạp
    chí khoa học Giao thông vận tải 11- 2010.

    152
    [15]. ThS Nguyễn Thị Hồng Mai, Nghiên cứu hoạt động kết nối tại điểm trung
    chuyển VTHKCC bằng xe buýt, Tạp chí khoa học Giao thông vận tải 03 –
    2013.
    [16]. ThS.Nguyễn Thị Hồng Mai, Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển VTHKCC tại
    một số đô thị lớn trên thế giới, Tạp chí Giao thông vận tải 06-2013.
    [17]. ThS Nguyễn Thị Hồng Mai, ThS Lương Tuấn Anh, Các chỉ tiêu đánh giá
    hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị,
    Tạp chí khoa học Giao thông vận tải 06 - 2013.
    [18]. ThS Nguyễn Thị Hồng Mai, ThS Lê Xuân Trường, Nghiên cứu cơ sở khoa
    học xác định vị trí các điểm dừng của tuyến VTHKCC bằng xe buýt trong
    thành phố, Tạp chí khoa học Giao thông vận tải 12 - 2013.
    [19]. Trần Hữu Minh, PGS. TS Từ Sỹ Sùa, Khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật giao
    thông vận tải đô thị, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
    [20]. Sở GT vận tải Hà Nội (2010, 2011,2012), Báo cáo quản lý hoạt động của
    GTVT Hà Nội năm 2010,2011,2012, các báo cáo khác, Hà Nội.
    [21]. PGS.TS Từ Sỹ Sùa, PGS.TS Cao Trọng Hiền, Môi trường giao thông, Nhà
    xuất bản Khoa học kỹ thuật.
    [22]. PGS.TS Từ Sỹ Sùa, Bài giảng Tổ chức vận tải hành khách, Trường Đại học
    Giao thông vận tải.
    [23]. PGS.TS Nguyễn Hải Thanh, Toán ứng dụng, NXB Đại học Sư phạm 2005.
    [24]. PGS.TS Nguyễn Hải Thanh,Tối ưu hóa, NXB Bách khoa - Hà Nội 2006.
    [25]. Thủ tướng Chính phủ (07/05/2009), Quyết định số 42/2009/NĐ-CP về“Phân
    loại đô thị”, Hà Nội.
    [26]. Thủ tướng Chính phủ (05/05/2008).Quyết định số 490/QĐ-TTg Phê duyệt
    Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến
    năm 2050, Hà Nội.
    [27]. Thủ tướng Chính phủ (07/04/2009).Quyết định số 445/2009/QĐ - TTg Về
    việc Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ
    thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.
    [28]. Thủ tướng Chính phủ (3/3/2009). Quyết định số 35/2009/QĐ - TTg v/v việc
    phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020,
    tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
    [29]. PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản
    Giao thông vận tải-2003
     
Đang tải...