Luận Văn Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Những năm qua, kinh tế thế giới đã có nhiều chuyển biến, khu vực kinh tế Châu Á Thái Bình Dương nổi lên như một khu vực năng động và giàu tiềm năng. Nằm trong khu vực,Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc vàđã có sự chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Có thể nói, trong gần 15 năm trở lại đây, nước ta có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong 7 năm qua, GDP đạt bình quân 7,8 %/năm.Trong năm 2007 GDP đã đạt 8,48%/năm, cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững cùng với những thuận lợi khi gia nhập vào tổ chức Thương mai quốc tế đã thúc đẩy hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh, buôn bán phát triển, tạo tiền đề cho việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện mạnh mẽ.
    Riêng năm 2007, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế từng bước được nâng lên thể hiện trên các chỉ số tăng trưởng cao, duy trì tốc độ ổn định trên mọi lĩnh vực kinh tế. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp (khu vực nông nghiệp chiếm 20%; công nghiệp và xây dựngchiếm41,5%,dịchvụ38,5%).
    Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 ước đạt 574 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2006; trong đó, khu vực ngoài quốc doanh tăng 20,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2% và khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10,3%.
    Theo số liệu của tổng cục thống kê, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2007 đạt 835 USD. Một sự tăng trưởng vượt bậc và dự kiến sẽ tăng lên 960 USD vào năm 2008 và đạt khoảng 1.100 USD vào năm 2009. Người dân được tiêu dùng những mặt hàng chất lượng dần dần đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cuộc sống. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người đã tăng cao, song để mua được những hàng hoá có giá trị lớn như nhà cửa hay ôtô hay những đồ dùng xa xỉ khác thì thì vẫn là một khó khăn lớn.
    Một trong những giải pháp có thể sử dụng nhằm giải quyết vấn đề này đó là sự ra đời của các ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại sẽ cho các cá nhân và tổ chức vay vốn bằng việc cấp cho họ một khoản tiền theo nhu cầu, và sau một thời gian nhất định khách hàng sẽ phải hoàn trả đầy đủ số tiền vay đấy cộng thêm một khoản tiền khác được gọi là chi phí sử dụng vốn vay.
    Xuất phát từ thực trạng về nhu cầu vay trả góp trong nền kinh tế, và qua mục tiêu phát triển của mỗi ngân hàng, qua quá trình học tập, tìm hiểu và quan sát tình hình thực tế trong thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank), em đã quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệpngoài quốc doanh Việt Nam” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

    Chuyên đề tốt nghiệp được chia làm 3 chương:

    Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng thương mại
    Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
    Chương 3: Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam




    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3


    1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
    1.1.1. Những hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 3
    1.1.1.1. Hoạt động cho vay 3
    1.1.1.2. Hoạt động huy động vốn 4
    1.1.1.3. Các hoạt động khác 4
    1.1.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại 8
    1.1.2.1. Căn cứ vào kỳ hạn cho vay 8
    1.1.2.2. Căn cứ vào tính chất bảo đảm của khoản vay 8
    1.1.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay 9
    1.1.2.4. Căn cứ vào phương thức cho vay 9
    1.1.2.5. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 11
    1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12
    1.2.1. Khái niệm cho vay trả góp 12
    1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay trả góp 13
    1.2.3. Vai trò của hoạt động cho vay trả góp 15
    1.2.4. Mở rộng hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng thương mại 18
    1.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng hoạt động cho vay trả góp 18
    1.2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay trả góp 20

    CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓPTẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) 25
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ VPBANK 25
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank 25
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự 28
    2.1.3. Lĩnh vực hoạt động 31
    2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây 31
    2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI VPBANK 34
    2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay trả góp 34
    2.2.2. Các sản phẩm cho vay trả góp chủ yếu 35
    2.2.3. Quy trình cho vay trả góp 38
    2.2.4. Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại VPBank 42
    2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI VPBANK 45
    2.3.1. Những kết quả đạt được 45
    Tổng thu nhập hoạt động 46
    2.3.2. Những hạn chế 50
    2.3.3. Nguyên nhân hạn chế 51
    2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 53

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANHVIỆT NAM 56
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VPBANK TRONG THỜI GIAN TỚI 56
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP 57
    3.2.1.Xác định mục tiêu cụ thể và hợp lý 57
    3.2.2.Mở rộng nguồn vốn 58
    3.2.3.Mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ cho vay trả góp 59
    3.2.4.Đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo 60
    3.2.6.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ 61
    3.2.7.Chiến lược phát triển phù hợp trong tương lai gần 61
    3.2.8.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng 62
    3.2.9.Tăng cường công tác kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay 63
    3.2.10. Tăng cường hoạt động marketing 63
    3.2.11. Phát triển chính sách giao tiếp, khuyếch trương 64
    3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 65
    3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 65
    3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 65
    3.3.3 Kiến nghị với chính bản thân ngân hàng và tổ chức kinh tế khác 66
    KẾT LUẬN 67
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...