Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức xúc tiến xuất khẩu Chính phủ Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức xúc tiến xuất khẩu Chính phủ Việt Nam
    CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
    1.1. Những khái niệm liên quan
    1.1.1. Khái niệm về xúc tiến XK (XTXK)
    Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về XTXK. Có thể tạm chia
    ra làm hai loại khái niệm về XTXK: khái niệm truyền thống (khái niệm hẹp) và khái niệm
    hiện đại (khái niệm rộng).
    1.1.1.1. Khái niệm truyền thống về XTXK
    Cách tiếp cận này xem XTXK là một "P" của Marketing hỗn hợp, bao gồm sản
    phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place) và xúc tiến (Promotion). Đồng thời, chủ
    thể của hoạt động XTXK là DN trong mối tương quan với khách hàng. Một số khái niệm
    tiêu biểu thuộc loại này:
    1) Philip Kotler [1] "Xúc tiến là hoạt động thông tin tới khách hàng tiềm năng. Đó
    là các hoạt động trao truyền, chuyển tải tới khách hàng những thông tin cần
    thiết về DN, sản phẩm của DN, phương thức phục vụ và những lợi ích khác mà
    khách hàng có thể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của DN cũng như
    những thông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó, DN tìm ra cách tốt nhất
    nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng"
    2) Theo Viện Nghiên cứu Thương mại [2], các nhà lý luận của các nước tư bản
    quan niệm xúc tiến là hình thái quan hệ giữa người bán và người mua, là một
    lĩnh vực hoạt động định hướng vào việc chào hàng một cách năng động và hiệu
    quả nhất. Các nhà kinh tế học ở các nước Đông Âu thì cho rằng xúc tiến là một công
    cụ, một chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng
    giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu
    đạt được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của khách hàng tiềm năng về hàng hoá và
    dịch vụ.
    3) UNESCAP [3] cho rằng "Giống như xúc tiến thương mại, đó là những hoạt
    động được thiết kế nhằm gia tăng kim ngạch XK của một DN hay một quốc gia.
    Bao gồm việc tham gia hội chợ, khảo sát thị trường, các chiến dịch quảng
    cáo "
    1 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÁC TỔ CHỨC XTXK CHÍNH PHỦ
    2.
    2.1. Khái quát
    Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ năm 1986, tuy nhiên hoạt động xúc tiến XK
    (XTXK) của Việt Nam đến đầu thập niên 90 vẫn còn mang tính tự phát và tản mạn, vai trò
    XTXK của chính phủ trong giai đoạn này còn chưa thể hiện rõ.
    Ngày 18/11/1996, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết số 01-NQ/TW về mở rộng và nâng cao
    hiệu quả kinh tế đối ngoại, yêu cầu chính phủ "Nghiên cứu thành lập trung tâm khuếch
    trương thương mại để làm tốt công tác thúc đẩy XK và là đầu mối đặt quan hệ, trao đổi
    kinh nghiệm với các tổ chức tương tự ở một số nước trong khu vực và trên thế giới, có kế
    hoạch cụ thể cho các tổ chức kinh tế của ta đặt VPĐD ở nước ngoài để nghiên cứu thị
    trường, tìm đối tác XK".
    Sau khi có chủ trương của Đảng, hoạt động XTXK đã phát triển nhanh chóng trong những
    năm tiếp theo. Lần lượt các tổ chức XTXK của Việt Nam đã hình thành, bao gồm Cục
    XTTM (Vietrade); các trung tâm XTTM địa phương; các hiệp hội ngành nghề; hệ thống
    thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, cùng với làn sóng đầu tư nước ngoài vào
    Việt Nam, các tổ chức XTXK nước ngoài, hiệp hội DN nước ngoài và hàng ngàn VPĐD
    doanh nghiệp nước ngoài đã vào hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, "phần cứng" hay bộ
    khung của mạng lưới XTXK quốc gia xem như đã cơ bản thành hình.
    Bên cạnh đó, "phần mềm" hay chiến lược, nội dung hoạt động và phối hợp giữa các tổ
    chức XTXK nói trên vẫn còn đang bị các DN trong nước chỉ trích mạnh mẽ. Điều đó cho
    thấy hoạt động của các tổ chức XTXK vẫn chưa đi sát với nhu cầu thực tiễn và còn phải
    cải thiện nhiều mặt.
    Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận thức về vai trò của XTXK đã được khẳng định ở cả ba
    cấp: chính phủ, các tổ chức XTXK và cộng đồng DN.
    2.2. Chiến lược, luật và các chính sách chi phối hoạt động XTXK
    2.2.1. Chiến lược phát triển XNK giai đoạn 2001 - 2010
    21 CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
    CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
    3.
    3.1. Các cơ sở đề xuất giải pháp
    Ngoài căn cứ chủ yếu là thực trạng của các tổ chức XTXK chính phủ và ý kiến của các
    doanh nghiệp thông qua kết quả khảo sát và nguồn dữ liệu thứ cấp đã trình bày trong
    chương 2 , còn có những cơ hội và thách thức mà các tổ chức XTXK chính phủ phải đối
    mặt và những bài học kinh nghiệm của các tổ chức XTXK khác trên thế giới được trình
    bày sau đây.
    3.1.1. Cơ hội và thách thức của các tổ chức XTXK chính phủ
    Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang cùng lúc chịu sức ép từ quá trình chuyển đổi và
    hội nhập, có nhiều vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Tuy nhiên, các vấn đề được trình
    bày qua lăng kính những cơ hội và thách thức của các tổ chức XTXK chính phủ sau đây là
    đáng lưu ý hơn cả.
    3.1.1.1. Cơ hội
    e Quyết tâm chính trị của Đảng và Chính phủ trong hội nhập kinh tế và phát
    triển XK.
    Đây là nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất cho mọi thành công về mặt kinh tế nói
    chung và XNK nói riêng của Việt Nam. Hàng loạt quyết sách của Đảng và Chính phủ về
    đẩy mạnh công tác XNK đã được đưa ra.
    Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc
    lần thứ IX của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã nêu rõ "Nhà
    nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh
    doanh XNK hàng hoá và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những
    sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh
    XK sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá
    trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ hàm lượng công nghệ
    cao. Xây dựng các quỹ hỗ trợ XK, nhất là đối với hàng nông sản. Khuyến khích sử dụng
    thiết bị, hàng hoá sản xuất
    48 KẾT LUẬN
    Cùng với quá trình hội nhập, khái niệm biên giới kinh tế và bảo hộ mậu dịch sẽ dần dần
    biến mất. Các DN đang chuyển dần từ cạnh tranh nội địa thuần tuý sang cạnh tranh quốc
    tế ngay trong thị trường nội địa. Do đó, cải thiện khả năng cạnh tranh không phải chỉ
    nhằm mục tiêu XK mà trước hết, đó là yêu cầu bắt buộc để tồn tại của bất kỳ DN nào.
    Trong bối cảnh đó, bản chất của XTXK ở tầm quốc gia cũng phải thay đổi. Từ chỗ tìm
    mọi cách để bảo hộ hàng nội hoá và xâm nhập thị trường mục tiêu, XTXK ngày nay phải
    nhắm đến cả mục tiêu XK lẫn gia tăng khả năng cạnh tranh của DN.
    Để đạt được mục tiêu đó, các tổ chức XTXK chính phủ cần phải thay đổi chiến lược hoạt
    động. Thực tế cho thấy khái niệm và cách làm XTXK theo nghĩa hẹp ngày nay là không
    đủ. Nghĩa là không thể chỉ tập trung vào những hoạt động có mục đích khuyến khích nhu
    cầu nhập khẩu của khách hàng. Nhưng các tổ chức XTXK chính phủ cần phải đóng một
    vai trò tích cực trong nỗ lực cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện khả
    năng cạnh tranh của các DN.
    Để làm được điều đó, các tổ chức XTXK của chính phủ cần phải có một vị thế pháp
    lý tương xứng. Kinh nghiệm cho thấy đa số các tổ chức XTXK quốc gia đều được
    tổ chức theo hình thức công lập nhưng được tự chủ về tài chính và quản trị. Chính
    nhờ đặc điểm này mà các tổ chức XTXK chính phủ có tầm ảnh hưởng chính trị và
    linh hoạt cần thiết để liên kết các tổ chức liên quan nhằm thực hiện chiến lược XK
    quốc gia.
    Về cơ bản, chính phủ Việt Nam đã thiết lập được một mạng lưới các tổ chức XTXK chính
    phủ ở các cấp khác nhau. Đó là cơ quan XTXK quốc gia (Vietrade), các trung tâm XTXK
    địa phương, mạng lưới thương vụ và các trung tâm giới thiệu hàng Việt Nam ở nước ngoài.
    Đồng thời, cơ sở pháp lý thúc đẩy hoạt động XTXK cũng đã được ban hành ở những mức
    độ khác nhau.
    Trong những năm qua, các tổ chức XTXK chính phủ đã góp phần tích cực vào kết quả
    hoạt động XK của Việt Nam. Đặc biệt chương trình XTTM trọng điểm quốc gia đã thu hút
    sự tham gia tích cực của các DN. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan và chủ quan,
    hoạt động của các tổ chức XTXK chính phủ vẫn chưa đi đáp ứng
    73 được trọn vẹn nhu cầu của cộng đồng DN. Điển hình là chất lượng thông tin, đào tạo, hội
    thảo . vẫn còn thấp; khâu tổ chức các chương trình hội chợ, triển lãm .vẫn còn thiếu
    chuyên nghiệp . Và quan trọng nhất là tính hệ thống của toàn bộ mạng lưới các tổ chức
    XTXK chính phủ vẫn còn rất thấp.
    Để khắc phục những nhược điểm trên, cần phải có những giải pháp đồng bộ cả về
    mặt tổ chức lẫn cơ chế. Các giải pháp này cần dựa vào tình hình thực tế của các tổ
    chức này, vào ý kiến đóng góp của các DN và kinh nghiệm từ các tổ chức XTXK
    nước ngoài. Trên cơ sở đó, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp vĩ mô và
    vi mô mà theo tác giả là quan trọng và có tính khả thi cao trong hoàn cảnh của Việt
    Nam hiện nay.
    Tác giả mạnh dạn nghiên cứu về đề tài còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam này với mong
    muốn góp một phần nhỏ bé trong lĩnh vực nghiên cứu về XTXK. Tuy nhiên, do khả năng
    còn hạn chế nên chắc chắn nội dung luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
    quý Thầy Cô, các nhà chuyên môn và các bạn học viên góp ý thêm để nội dung nghiên
    cứu của tác giả sẽ trở nên hoàn chỉnh hơn.
    74
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...