Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội hu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 5/9/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của đại bộ phận dân cư vẫn còn ở mức thấp, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
    Và thêm vào đó, như chúng ta đã biết, hiện nay, một số nước phát triển trên thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức; trong khi đó, Việt Nam vẫn là một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, với dân số phần lớn sống bằng nghề nông. Do đó, khi nền kinh tế đang dần chuyển đổi cho phù hợp hơn với xu thế chung thì bên cạnh mặt tích cực, vẫn còn tồn tại rấtnhiều hạn chế, khó khăn phải giải quyết, mà trên hết là vấn đề việc làm chongười lao động, đặc biệt là lao động nữ.Riêng đối với huyện Hóc Môn, là một huyện ngoại thành của Thành phốHồ Chí Minh, cơ bản cũng giống với tình hình chung của đất nước; dân số cũngchủ yếu sống bằng nghề nông, tốc độ đô thị hóa cũng đang diễn ra rất nhanh. Do đó, vấn đề giải quyết việc làm, tạo nhiều chổ làm mới cho người lao động nóichung và lao động nữ nói riêng là một trong những vấn đề cấp bách, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố cũng như cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều này, huyện không chỉ chú trọng chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp mà còn phải vừa nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực đi ngay vào nền kinh tế tri thức, tiếp thu công nghệ mới, vừa phải góp phần giảiquyết việc làm cho hàng ngàn lao động giản đơn. Điều này đòi hỏi vai trò, trách nhiệm rất lớn của các cấp quản lý, phải nhanh chóng nắm bắt thực trạng, xuhướng phát triển cũng như những cơ hội và những thách thức đối với vấn đề giảiquyết việc làm cho lao động nữ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết HuyệnĐảng bộ đề ra.
    Với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại trường Đạihọc Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cùng với kinh nghiệm công tác cũng như tình hình thực tế trên địa bàn huyện, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệuquả giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xãhội huyện Hóc Môn” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Vấn đề việc làm và việc làm cho lao động nữ là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay. Bấtkỳ quốc gia nào giải quyết tốt vấn đề việc làm, đặc biệt là việc làm cho laođộng nữ (vì vấn đề bình đẳng giới ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới), thì sẽ có tác động mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị của quốc gia đó. Do đó, vấn đề này được ưu tiên trongchính sách phát triển đất nước của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở nước
    ta, từ những năm đầu của thế kỷ XX trở lại đây, có nhiều tác giả đã quan tâm về vấn đề này, nhiều công trình, bài viết được đăng tải, phản ánh và công nhận, tiêu biểu như sau:
    - Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam – GS.TS Đỗ Thế Tùng – Lao động và Công đoàn, NXB Lao động, số 6- 2002.
    - Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam – TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Trần Hữu Trung – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997.
    - Việc làm, đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam - GS. Lê Thi, NXB Khoa học xã hội, 1999.
    - Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (phân tích tình hình tại Hà Nội) – TS. Trần Thị Thu, NXB Lao động, Hà Nội, 2003.
    - Phụ nữ, giới và phát triển – TS. Trần Thị Vân Anh, TS. Lê Ngọc Hùng, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2000.
    Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng có đề tài, chương trình đề cập đến vấn đề lao động, việc làm nhưng đứng dưới góc độ của thành phố; riêng huyện Hóc Môn thì chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài
    3.1 Mục đích:
    Việc nghiên cứu đề tài giúp làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ và trên cơ sở phân tích thực tiễn, quan điểm chỉ đạo của huyện, đề tài góp phần xây dựng những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Hóc Môn.
    3.2 Nhiệm vụ:
    Làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về lao động, việc làm, việc làm cho lao động nữ, vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho lao động nữ.
    Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn từ năm 2003 đến năm 2007.
    Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn.
    3.3 Giới hạn:
    Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn từ năm 2003 đến năm 2007; từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện Hóc Môn.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp huyện có hướng đi tích cực và tốt nhất trong công tác quản lý nguồn nhân lực, tạo việc làm cho lao động nữ.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 03 chương, 08 tiết.
    Chương 1:Cơ sở lý luận về các vấn đề lao động, việc làm và việc làm cho lao động nữ.
    Chương 2: Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn và những vấn đề đặt ra.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn.

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Mục lục
    Danh mục chữ viết tắt
    Danh mục các bảng biểu
    Phần mở đầu
    Phần nội dung
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
    VÀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ 1
    1.1 Các khái niệm cơ bản 1
    1.1.1 Lao động – Lực lượng lao động 1
    1.1.2 Việc làm, thất nghiệp và người có việc làm, người thất nghiệp . 2
    1.1.2.1 Việc làm và người có việc làm . 2
    1.1.2.2 Thất nghiệp và người thất nghiệp 3
    1.1.3 Nguồn nhân lực xã hội 4
    1.2 Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế – xã hội 5
    1.2.1 Nguồn nhân lực – mục tiêu và động lực của sự phát triển . 5
    1.2.2 Nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước 6
    1.3 Các hình thức chủ yếu giải quyết việc làm và những nhân tố ảnh
    hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ . 7
    1.3.1 Các hình thức chủ yếu giải quyết việc làm 7
    3
    1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nữ 8
    1.3.2.1 Giáo dục – Đào tạo . 8
    1.3.2.2 Sức khỏe 9
    1.3.2.3 Ảnh hưởng tâm lý xã hội, phong tục tập quán 10
    1.3.2.4 Tự tạo việc làm của lao động nữ 10
    1.3.2.5 Cơ chế, chính sách kinh tế – xã hội 11
    Những thuận lợi và khó khăn đối với vấn đề việc làm của lao động nữ 11
    Tóm tắt chương 1 13
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
    LAO ĐỘNG NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
    HUYỆN HÓC MÔN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 14
    2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn 14
    2.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . 14
    2.1.2 Đặc điểm về văn hóa, xã hội và đơn vị hành chính . 14
    2.1.3 Đặc điểm về kinh tế . 15
    2.1.4 Đặc điểm về dân số, nguồn nhân lực và tình hình việc làm 20
    2.1.5 Về công tác giáo dục – đào tạo và dạy nghề . 23
    2.2 Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá
    trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn và những vấn đề đặt ra
    . 25
    2.2.1 Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ trong quá
    trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn 25
    2.2.1.1 Giải quyết việc làm cho lao động nữ theo ngành kinh tế 25
    2.2.1.2 Giải quyết việc làm lao động nữ theo thành phần kinh tế 27
    4
    2.2.1.3 Giải quyết việc làm thông qua chương trình quốc gia xúc tiến
    việc làm 28
    a. Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm . 28
    b. Các hoạt động dịch vụ việc làm . 30
    c. Qua xuất khẩu lao động 33
    2.2.2 Những vấn đề đặt ra với công tác giải quyết việc làm cho lao động
    nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn . 34
    2.2.2.1 Trình độ của lao động nữ còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu
    của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 35
    2.2.2.2 Việc tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia xúc tiến
    việc làm và quản lý giám sát thực hiện hiệu quả còn chưa cao, ảnh hưởng lớn tới
    vấn đề giải quyết việc làm và tự tạo việc làm cho lao động nữ . 35
    2.2.2.3 Và một số vấn đề khác . 36
    Tóm tắt chương 2 38
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI
    QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
    TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN HÓC MÔN . 39
    3.1 Một số định hướng cơ bản 39
    3.1.1 Giải quyết việc làm cho lao động nữ huyện Hóc Môn phải gắn với
    chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 39
    3.1.2 Phải đảm bảo vừa phát huy được thế mạnh của lao động nữ vừa
    giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động . 41
    3.1.3 Phải trên cơ sở pháp luật về quyền của lao động nữ, đảm bảo
    thực hiện bình đẳng giới . 42
    3.1.4 Kết hợp giải quyết việc làm với giải quyết các vấn đề xã hội,
    5
    phát huy sức mạnh của toàn xã hội tham gia tạo việc làm 43
    3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao
    động nữ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Hóc Môn 44
    3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, bất lợi của
    lao động nữ trong quá trình làm việc và tự tạo việc làm . 44
    3.2.1.1. Quan tâm chăm sóc sức khỏe lao động nữ 44
    3.2.1.2. Đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền của lao động nữ 45
    3.2.2 Nhóm giải pháp về giáo dục – đào tạo và dạy nghề . 48
    3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, tăng cường nâng chất
    lực lượng lao động nữ trên địa bàn huyện 48
    3.2.2.2 Quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề . 49
    3.2.2.3 Kiện toàn và đổi mới tổ chức hoạt động của dịch vụ giới thiệu
    việc làm . 51
    3.2.2.4 Hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất
    lượng đội ngũ cán bộ quản lý 53
    3.2.3 Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội . 55
    3.2.3.1 Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự
    đa dạng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động . 55
    3.2.3.2 Xã hội hóa vấn đề giải quyết việc làm 60
    3.2.4 Nhóm giải pháp đẩy mạnh triển khai các Chương trình hỗ trợ việc
    làm 61
    3.2.4.1 Sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm 61
    3.2.4.2 Giải quyết việc làm cho lao động nữ thông qua các chương
    trình xúc tiến việc làm quốc gia 63
    a. Tạo việc làm cho lao động nữ qua Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm . 63
    6
    b. Tạo việc làm cho lao động nữ qua chi nhánh dịch vụ giới thiệu
    việc làm – Trung tâm dạy nghề huyện . 64
    c. Tạo việc làm cho lao động nữ thông qua xuất khẩu lao động . 66
    3.3 Đề xuất – Kiến nghị . 68
    3.3.1 Đối với Trung ương 68
    3.3.2 Đối với Thành phố Hồ Chí Minh . 68
    3.3.3 Đối với huyện Hóc Môn 69
    Tóm tắt chương 3 70
    Phần kết luận 71
     
Đang tải...