Luận Văn Nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối: Công ty CP Gốm sứ và XD COSEVCO

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lêi nãi ®Çu

    Lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã cho thấy: Dù ở thể chế chính trị nào thì khu vực doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói riêng cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Tầm quan trọng của nó không chỉ đơn thuần là những khoản đóng góp về lợi nhuận, về thuế cho ngân sách, mà nó còn là công cụ đắc lực trong tay Nhà nước để đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời giải quyết các mục tiêu chính trị, xã hội của đất nước.

    Lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã cho thấy: Dù ở thể chế chính trị nào thì khu vực doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói riêng cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Tầm quan trọng của nó không chỉ đơn thuần là những khoản đóng góp về lợi nhuận, về thuế cho ngân sách, mà nó còn là công cụ đắc lực trong tay Nhà nước để đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời giải quyết các mục tiêu chính trị, xã hội của đất nước.

    Đối với nước ta, nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Do vậy, khi nói đến tính chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước thì cũng đề cập đến vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế quốc dân. Tính chủ đạo của DNNN không chỉ ở số lượng, quy mô mà còn là hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN. Mặt khác vai trò chủ đạo của DNNN còn thể hiện ở việc nắm giữ những lĩnh vực hoạt động có tính chất then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế, những lĩnh vực có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

    Đại hội VI (1986), tiếp đó là các Đại hội VII, VIII và Nghị quyết TW 3 khoá IX (năm 2001) của Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới sâu sắc và toàn diện, trong đó đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống DNNN là khâu đột phá. Trong hơn 15 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, của các cơ quan Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản ( các Nghị quyết của TW Đảng, các bộ luật, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị của Quốc hội và chính phủ ) về tổ chức sắp xếp lại và đổi mới cơ chế quản lý các DNNN. Đến nay, hệ thống các DNNN đã được sắp xếp lại một bước khá căn bản. Cơ chế quản lý mới được hình thành ngày càng hoàn thiện giúp cho các doanh nghiệp (DN) chuyển đổi và thích nghi dần với các quy luật của kinh tế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế.

    Trong những năm qua, kinh tế của nước ta đã bắt đầu khởi sắc và đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao. Nhiều địa phương trong cả nước, đời sống của nhân dân lao động, cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, an ninh quốc phòng được cũng cố. Sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên cả nước thực sự chuyển biến mạnh mẽ, có hiệu quả, DNNN đã bước đầu làm tốt vai trò chủ đạo, mở đường hướng dẫn cho các thành phần kinh tế khác phát triển.

    Nhiều DNNN đã cũng cố sắp xếp lại bộ máy tổ chức, đổi mới thiết bị, công nghệ, tìm kiếm thị trường, gia tăng các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước, có tích luỹ, bảo tồn được vốn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số DNNN chưa thực sự phát huy vai trò chủ đạo của mình, SXKD không có hiệu quả, bộc lộ nhiều yếu kém trong công tác quản lý. Đây là vấn đề nổi cộm cần phải được đánh giá xem xét một cách khách quan, để rút ra những nguyên nhân chủ yếu của các doanh nghiệp còn tồn tại, yếu kém và cần tìm ra biện pháp khắc phục.

    Xuất phát từ yêu cầu thực tế nói trên, việc làm rõ thực trạng DNNN và tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của DNNN là một yêu cầu cấp bách cần được các ngành các cấp quan tâm.

    Công ty cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco hoạt động SXKD trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, là một Công ty cổ phần nhưng Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Trong thời gian qua sau khi chuyển sang công ty cổ phần, tình hình công ty đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được một số hiệu quả bước đầu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại củ chưa được khắc phục, nhiều vấn đề mới nảy sinh cần phải giải quyết. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng tình hình của Công ty tìm ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả SXKD ở Công ty cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco là việc làm rất cần thiết và thiết thực trong giai đoạn hiện nay.

    Mục đích nghiên cứu đề tài:Trên cơ sở nhận thức rõ lý luận, quan đIểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nói chung và DNNN làm nhiệm vụ SXKD nói riêng để phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco từ đó đưa ra hệ thống giải pháp mang tính khả thi nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...