Tiểu Luận Nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông thông qua kênh truyền hình

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề​

    Xuất phát từ việc các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử (trong trường hợp này chính là các nội dung dạy học lịch sử) không bao giờ tái diễn hoặc lặp lại và nhận thức lịch sử không thể thực hiện bởi con đường quan sát trực tiếp, nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong dạy học lịch sử nói chung và ở trường phổ thông nói riêng.
    Theo lý luận dạy học hiện nay, về mặt lí thuyết, người học tiếp nhận các thông tin tri thức (nội dung dạy học) một cách đồng thời qua tất cả các giác quan (trong trường hợp tối ưu!), trong đó thị giác và thính giác là 2 cơ quan được huy động nhiều nhất. Quá trình thu nhận thông tin, tập hợp và xử lí chúng để tạo nên những biểu tượng lịch sử (hình ảnh về quá khứ) được thực hiện thông qua những hình ảnh, đồ vật, mẫu vật, bản đồ . và lời nói của giáo viên.
    Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để người giáo viên có thể giúp học sinh xây dựng được biểu tượng lịch sử một cách hiệu quả nhất?

    1. Thực tế dạy học lịch sử hiện nay ở nhà trường PT

    Theo quan điểm của một số người thì "Văn, sử, triết" là bất phân. Điều đó cũng có một phần đúng bởi giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhưng ta không thể "Đánh đồng" chúng với nhau, coi chúng là một được. Đặc biệt, thông qua cách nhìn nhận "liên ngành" này, chúng ta càng phải phân biệt rõ đặc thù của mỗi môn khoa học để có cách học tập hiệu quả nhất, nhất là môn lịch sử.
    Có thể nói khi xuất hiện xã hội loài người thì cũng bắt đầu có lịch sử. Nhưng sử học chỉ trở thành môn khoa học lịch sử khi nó được khái quát thành những khái niệm, định nghĩa tương đối chính xác phục vụ cho sự phát triển của xã hội loài người. Môn khoa học lịch sử ra đời và phát triển với những đặc thù riêng biệt mà không lẫn với bất cứ một môn khoa học nào khác.
    Môn lịch sử thuộc về ngành khoa học xã hội và nhân văn. Đây là một môn khoa học có tính giáo dục cao về đạo đức qua những tấm gương của các anh hùng, danh nhân ., lòng yêu thương con người, niềm tự hào về truyền thống quê hương đất nước. Kiến thức lịch sử không chỉ giúp cho học sinh có biểu tượng đầy đủ vÒ quá khứ mà còn làm cho người đang sống có ý thức về xã hội, suy nghĩ, cảm thụ những gì đã xẩy ra trong ngày qua để có trách nhiệm với hiện tại và mai sau. Do vậy, lịch sử của nhân loại nói chung và của mỗi đất nước nói riêng không thể thiếu được trong quá trình hoàn thiện nhân cách của con người. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiÕn, đậm đà bản sắc dân tộc.
    Nhưng không phải muốn dựng lại lịch sử, hiểu được lịch sử làm được ngay. Lịch sử là quá khứ đã qua, không bao giờ tái diễn hoặc lặp lại nguyên vẹn. Chúng ta có thể thấy các nhà khoa học tự nhiên ( toán, lý, hoá) lặp đi lặp lại hàng trăm lần một thí nghiệm nhưng lịch sử chỉ là một, duy nhất là một. Người ta chỉ phần nào căn cứ trên những tư liệu lịch sử để xây dựng, hình thành những biểu tượng lịch sử.
    Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực về hiện thực quá khứ khách quan được phản ánh trong cơ quan nhận thức của học sinh với những nét khái quát nhất, điển hình nhất. Như vậy nội dung của sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên hình ảnh về quá khứ bằng những hoạt động của giác quan: thị giác tạo nên hình ảnh trực quan, thính giác đem lại những hình ảnh về quá khứ thông qua lời giảng của giáo viên.
    Từ lý do ấy, theo quan điểm chúng tôi, trong dạy học lịch sử nếu giáo viên không sử dụng kênh hình, thiếu hình ảnh biểu tượng trong trình bày kiến thức thì học sinh khó có thể hình dung sự kiện lịch sử của quá khứ. Vai trò của kênh chữ không thể thay thế hoàn toàn kênh hình được. Kênh hình trong dạy học lịch sử sẽ cụ thể hoá những kiến thức, nội dung của kênh chữ. Nó làm phong phú, sinh động, sâu sắc nội dung kiến thức chứa đựng trong kênh chữ.
    Có sự tham gia của kênh hình qua những biểu tượng lịch sử sẽ giúp cho tần suất quá trình giao lưu, tương tác sư phạm giữa giáo viên và học sinh tăng lên rất nhiều. Các em sẽ hào hứng, chủ động tham gia vào bài học qua sự hướng dẫn, khuyến khích có trọng điểm của giáo viên. Hiệu quả của chất lượng dạy - học tất yếu sẽ tỷ lệ thuận với chiều hướng tích cực ấy.
    Mặt khác, có thể nhận thấy hiện nay phần lớn học sinh phổ thông học tập một cách thụ động, có tâm lý đối phó, coi nhẹ một số môn không nằm trong chương trình thi tốt nghiệp, đặc biệt là môn lịch sử! Chính những yếu tố này cũng đã tác động không nhỏ đến các dạy và học lịch sử hiện nay.
    Theo số liệu của thầy Trần Văn Lưu (Giáo viên trung học Sư phạm Thanh Hóa) : “Qua điều tra khảo sát ở 18 trường thuộc các vùng miền xuôi gọi là có điều kiện và cơ sở vật chất, trong đó có nhiều trường điểm cấp huyện và tỉnh, chúng tôi hết sức ngạc nhiên về sự trống vắng của trang thiết bị dạy học, ngay cả bản đồ hay tranh lịch sử cũng không có. Vậy là thầy trò chỉ đánh vật quanh cuốn SGK vốn đã sơ lược lại viết chưa mấy hấp dẫn ”( Báo Hà Nội xưa và nay, số 248/ 2005, bài "Những ý kiến chân thành và có trách nhiệm về việc dạy học lịch sử hiện nay", trang 18).
    Theo số liệu của thạc sỹ Trần Văn Cường (Giáo viên trường CĐSP Hưng Yên) đã tiến hàng điều tra cơ bản 53 giáo viên ở 27 trường phổ thông trung học thuộc các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Nam., các thành phố : Hà Nội, Đà Nẵng và học sinh của 4 trường phổ thông trung học ở Hà Nội, Hưng Yên, Đà Nẵng. Kết quả cho thấy : " 86% giáo viên vẫn tiến hành những phương pháp dạy học truyền thống (Giáo viên giảng giải, học sinh ghi chép ); 81.13% giáo viên thường sử dụng cách "thông báo" sự kiện khi giảng dạy ; 67,7% học sinh được hỏi không hứng thu với việc học tập lịch sử." ( Báo nghiên cứu giáo dục số 6/1999, trang 21)
    Thực tế ngay trong môi trường Đại học chúng tôi đang học, việc sử dung kênh hình trong dạy học lịch sử cũng không được dặc biệt chú trọng. Nhiều giờ học lịch sử chúng tôi đã phải học " chay" : không bản đồ, không hiện vật lịch sử, không sa bàn .làm cho chúng tôi thực sự khó khăn trong việc tiếp nhận và hiểu một cách sâu sắc nhất những kiến thức lịch sử đó.
    Là một sinh viên Sư phạm, thấu hiểu được vai trò của việc vận dụng Kênh hình trong dạy học lịch sử có tác dộng đến nhận thức kịch sử như thế nào, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : "Nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông thông qua kênh truyền hình (§DTQ)”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...