Chuyên Đề Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU



    Quá trình đổi mới Đảng ta tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện mục tiêu đó công tác đầu tư xây dựng có ý nghĩa và vô cùng quan trọng đối với đất nước nói chung và càng quan trọng đối với tỉnh Bắc Ninh nói riêng, một tỉnh mới được tái lập từ đầu năm 1997.

    Công tác đầu tư xây dựng có nhiều chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung quan niêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều điều lệ, nghị định về quản lý đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hành đã góp phần đưa công tác đầu tư và xây dựng nước ta đi vào ổn định, phát triển và từng bước hoà nhập với thông lệ quốc tế. Tình trạng bao cấp tràn lan trong đầu tư xây dựng dần dần giảm bớt, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tập trung vào những mục tiêu chủ yếu, vốn của các thành phần kinh tế và của nhân dân đã được khuyến khích và huy động với quy mô ngày càng tăng dưới nhiều hình thức phong phú.

    Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng hiện nay còn nhiều hạn chế và khuyết nhược điểm, việc triển khai kế hoạch vốn đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước còn chậm, bố trí các dự án còn phân tán, thời gian thực hiện dự án kéo dài, một số công trình đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả thấp. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng còn bộc lộ nhiều nhược điểm, thiếu đồng bộ, trình tự xây dựng cơ bản không được chấp hành nghiêm, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chủ đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng chưa được phân định rõ ràng, (đặc biệt đối với vốn từ ngân sách nhà nước). Cơ chế giao thầu và nhận thầu còn nhiều sơ hở, hiện tượng tiêu cực, thất thoát, tham nhũng trong đầu tư xây dựng còn phổ biến. Việc quyết toán vốn đầu tư các dự án còn kéo dài, công tác thanh tra kiểm tra lĩnh vực đầu tư xây dựng chưa theo kịp yêu cầu đổi mới.

    Bắc Ninh là tỉnh mới tái lập, điểm xuất phát kinh tế thấp.Cơ sở kỹ thuật hạ tầng còn thiếu thốn, các cơ sở kinh tế Trung ương đóng trên địa bàn ít. Hàng năm thu ngân sách không đủ chi, vẫn phải có sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Việc chấn chỉnh và đổi mới công tác đầu tư xây dựng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tích luỹ cho ngân sách, thực hiện các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đang là những nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

    Vấn đề đổi mới công tác đầu tư xây dựng là một đề tài lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và toàn xã hội.

    Bởi vậy trong khuôn khổ có hạn của chuyên đề này, dưới góc nhìn của một sinh viên, với đề tài: “Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh”, tôi xin làm rõ một số vấn đề về thực trạng công tác đầu tư xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng thời gian 2002- 2006 của tỉnh Bắc Ninh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng trong thời gian tới tại tỉnh Bắc Ninh từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư tập trung của địa phương.

    Nội dung chính của chuyên đề gồm 2 chương.

    - Chương I : Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002- 2006

    - Chương II : Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh Bắc Ninh


    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG TỈNH BĂC NINH GIAI ĐOẠN 2002- 2006 3
    1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH 3
    1.1.1. Dặc điểm tự nhiên 3
    1.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới: 3
    1.1.1.2. Các yếu tố địa chất, khí hậu, thuỷ văn 3
    1.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên- môi trường 6
    1.1.2. Đặc đỉêm kinh tế- xã hội 7
    1.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động 7
    1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội 8
    1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn rút ra từ đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh 12
    1.1.3.1. Thuận lợi 12
    1.1.3.2. Khó khăn 13
    1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XDCB NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BĂC NINH TRONG NHỮNG NĂM QUA 14
    1.2.1. Qui mô vốn đầu tư 14
    1.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản 19
    1.2.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng phân theo ngành 20
    1.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng theo vùng 23
    1.2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo cấp quản lý 26
    1.2.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB 27
    1.2.3.1. Tình hình thực hiện vốn XDCB nguồn vốn ngân sách tập trung 27
    1.2.3.2 Tốc độ phát triển của vốn đầu tư xây dựng cơ bản 32
    1.2.4. Kết quả và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung tỉnh Bắc Ninh 36
    1.2.4.1. Kết quả 36
    1.2.4.2. Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản 38
    1.2.5. Những hạn chế trong đầu tư xây dựng cơ bản và nguyên nhân 45
    1.2.5.1. Những hạn chế cơ bản 45
    1.2.5.2. Nguyên nhân cuả những hạn chế 49
    CHƯƠNG II: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG TỈNH BẮC NINH 51
    2.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 51
    2.1.1. Định hướng phát triển ngành 51
    2.1.1.1. Nông, lâm nghiệp 51
    2.1.1.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 52
    2.1.1.3. Các ngành dịch vụ 53
    2.1.1.4. Văn hoá - xã hội 54
    2.1.2. Định hướng đầu tư xây dựng và phát triển đô thị 56
    2.1.2.1. Đầu tư xây dựng các đô thị 56
    2.1.2.2. Đầu tư xây dựng các khu vực khác 56
    2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG TỈNH BẮC NINH 57
    2.2.1. Giải pháp về công tác quy hoạch 57
    2.2.1.1. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội 57
    2.2.1.2. Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết 58
    2.2.2. Giải pháp về thực hiện cơ chế chính sách 58
    2.2.3. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng 59
    2.2.3.1. Cải tiến phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hàng năm 59
    2.2.3.2. Quản lý chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán 59
    2.2.3.3. Quản lý đấu thầu và chỉ định thầu 60
    2.2.3.4. Quản lý cấp phát và thanh toán vốn đầu tư 60
    2.2.4. Giải pháp về các biện pháp hành chính 61
    2.2.5. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng 61
    KẾT LUẬN 63
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...