Báo Cáo Nâng cao hiệu quả đầu tư với tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế ở nước ta

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao hiệu quả đầu tư với tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế ở nước ta



    BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

    1

    PHẦN MỞ ĐẦU
    2
    CHƯƠNG 1:
    VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    4
    1.1.
    Khái niệm và nội dung tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và phát triển bền vững
    4
    1.1.1.
    Tăng trưởng kinh tế
    4
    1.1.2.
    Phát triển kinh tế
    4
    1.1.3.
    Phát triển bền vững
    5
    1.1.4.
    Các thước đo tăng trưởng và phát triển kinh tế
    6
    1.2.
    Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế
    7
    1.2.1.
    Đầu tư vừa tác động đến tổng cầu, vừa tác động đến tổng cung của nền kinh tế
    7
    1.2.2.
    Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế
    7
    1.3.
    Kinh nghiệm các nước trong đầu tư tăng trưởng và phát triển kinh tế
    8
    1.4.
    Bài học cho Việt Nam trong đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế
    15
    CHƯƠNG 2:
    THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC TA THỜI GIAN QUA VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    16
    2.1.
    Thực trạng đầu tư nước ta thời gian qua
    16
    2.1.1.
    Vấn đề quy hoạch đầu tư xây dựng
    16
    2.1.2.
    Cơ chế chính sách
    16
    2.1.3.
    Cơ cấu đầu tư
    19
    2.1.4.
    Quy mô đầu tư
    22
    2.1.5.
    Tình hình lãng phí thất thoát và đầu tư phân tán giàn trải
    23
    2.1.6.
    Tình hình nợ đọng
    27
    2.2.
    Thực trạng tăng trưởng và phát triển kinh tế
    28
    2.2.1.
    Tốc độ tăng trưởng
    28
    2.2.2.
    Xoá đói giảm nghèo và vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho lao động hiện nay
    29
    2.2.3.
    Bảo vệ môi trường sinh thái
    33
    2.2.4.
    Vấn đề về an sinh xã hội
    36
    CHƯƠNG 3:
    GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ ĐỂ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    40
    3.1.
    Quan điểm định hướng của hoạt động đầu tư
    40
    3.2.
    Hoàn thiện và đồng bộ cơ chế chính sách về đầu tư
    40
    3.2.1.
    Hợp nhất hai luật đầu tư
    40
    3.2.2.
    Cơ chế kiểm tra giám sát
    41
    3.2.3.
    Hoàn thiện luật xây dựng (01/7/2004) và văn bản pháp luật có liên quan
    42
    3.2.4.
    Công khai hoá vốn và hoạt động đầu tư
    43
    3.3.
    Nâng cao chất lượng các dự án đầu tư
    43
    3.3.1.
    Phân cấp trong thẩm định và xét duyệt dự án đầu tư
    43
    3.3.2.
    Nâng cao chất lượng đấu thầu
    45
    3.3.3.
    Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác đầu tư
    45
    3.3.4.
    Tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát
    45
    3.3.5.
    Tăng cường trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý
    45
    3.3.6.
    Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tư vấn đầu tư
    46
    3.4.
    Nâng cao vai trò của Nhà nước trong đầu tư
    47

    PHẦN KẾT LUẬN
    50

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    51

    CHƯƠNG I
    VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    1.1. Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, phát triển bền vững.
    1.1.1. Tăng trưởng kinh tế:
    Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một thời kì nhất định( thường là năm, quý).
    Giả sử kết quả đầu ra của nền kinh tế của một quốc gia dược kí hiệu là Y. Yo là kết quả đầu ra của năm 0; Yn là kết quả đầu ra của năm n. Khi đó tăng trưởng của nền kinh tế của năm n so với năm 0 được biểu thị bởi mức tăng trưởng tuyệt đối hoặc tốc dộ tăng trưởng như sau:
    Mức tăng trưởng tuyệt đối=Yn-Yo.
    Tốc độ tăng trưởng g=(Yn- Yo)/Yo.
    1.1.2. Phát triển kinh tế:
    Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế- xã hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng. Phát triển kinh tế bao gồm những nội dung dưới đây:
    -Tăng trưởng kinh tế dài hạn. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra những tiến bộ về kinh tế- xã hội, nhất là ở những nước đang phát triển thu nhập thấp.
    -Cơ cấu kinh tế- xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ. Xu hướng tiến bộ của quá trình thay đổi này ở những nước đang phát triển đang hoặc chưa xảy ra quá trình công nghiệp hoá thể hiện ở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và đô thị hoá; đó không đơn thuần là sự gia tăng về qui mô, mà còn bao hàm việc mở rộng chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra; hoạt động của nền kinh tế ngày càng ra tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh tạo cơ sở cho việc đạt được những tiến bộ xã hội một cách sâu rộng.
    -Những tiến bộ kinh tế- xã hội chủ yếu phải xuất phát từ động lực nội tại. Đến lượt mình kết quả của những tiến bộ kinh tế đạt được lại làm gia tăng không ngừng năng lực nội sinh của nền kinh tế( thể hiện ở những tiến bộ về công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và gia tăng nguồn vốn trong nước ).
    -Đạt được sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội như là mục tiêu hàng đầu và là kết quả của sự phát triển. Đương nhiên một kết quả như thế không thể chỉ là sự gia tăng TNBQ đầu người, một con số bình quân có thể che lấp đằng sau nó sự phân phối bất bình đẳng, nạn nghèo đói, thất nghiệp và những thụ hưởng khác về giáo dục, y tế, văn hoá
     
Đang tải...