Tiểu Luận Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 9/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU


    I. Lý do chọn đề tài tiểu luận
    Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng nông thôn mới.
    Chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình mục tiêu quan trọng đã được xác định tại Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X và đã được Chính phủ cụ thể hóa thành Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước ( ). Tại Bình Thuận, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 đã ban hành Chương trình hành động số 20-NQ/TU nhằm triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; bên cạnh đó Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 cũng xác định đây là 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo trong nhiệm kỳ.
    Tiêu chí phát triển giao thông nông thôn là một tiêu chí rất quan trọng trong 19 tiêu chí phải đạt theo tiêu chuẩn xây dựng xã nông thôn mới ( ); đặc biệt đối với Bình Thuận, một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 86,71% tổng diện tích của tỉnh và có 10 huyện, thị, thành phố với 96 xã nông thôn trên tổng số 127 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (chiếm tỷ lệ 76.6%) ( )¬¬.
    Thực tế cho thấy phát triển giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết nhằm xây dựng nông thôn mới, tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Để cụ thể hóa các mục tiêu đặt ra, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ( ); đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Đán phát triển đường giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ( ), theo đó đã đưa ra nhiều chính sách, giải pháp triển khai đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đầu tư phát triển giao thông nông thôn chưa có được sự đồng bộ giữa các ngành, quá trình thực hiện ở các địa phương còn lúng túng, thiếu chặt chẽ (trong lập danh mục kế hoạch vốn, khảo sát, lập, thẩm định phê duyệt hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật, thủ tục thanh quyết toán công trình, .); cách làm và phương án huy động chưa linh hoạt, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội; thiếu sự gắn kết với quy hoạch, với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới trên từng khu vực, địa bàn nên hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn chưa cao, tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch đặt ra.
    Trước những hạn chế, bất cập trong đầu tư xây dựng giao thông nông thôn như hiện nay, việc đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn là thách thức cho các nhà hoạch định chính sách của địa phương. Do đó, tôi chọn đề tài tiểu luận là: Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Bình Thuận, để nghiên cứu và làm tiểu luận cá nhân của môn học.
    II. Mục tiêu của tiểu luận
    Đánh giá những khó khăn, tồn tại và hạn chế trong quá trình triển khai đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua. Từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển giao thông nông thôn theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sớm hoàn thành các yêu cầu của tiêu chí giao thông theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.
    Dựa trên kết quả nghiên cứu và các gợi ý chính sách, giúp các nhà hoạch định chính sách của địa phương tham khảo, áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới.
    III. Câu hỏi nghiên cứu
    Vấn đề đặt ra là tại sao Nhà nước phải can thiệp vào quá trình đầu tư xây dựng giao thông nông thôn?
    Nhà nước đóng vai trò như thế nào và thực hiện những giải pháp gì để đạt được hiệu quả cao trong đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
    IV. Cấu trúc của tiểu luận
    - Phần 1: Giới thiệu
    Trình bày lý do lựa chọn đề tài tiểu luận, nêu rõ mục tiêu, ý nghĩa của tiểu luận.
    - Phần 2: Tổng quan
    Trình bày về cơ sở lý thuyết và các khái niệm, quy chuẩn, quy định liên quan phát triển giao thông nông thôn.
    - Phần 3: Đối tượng, phương pháp và dữ liệu.
    Trình bày đối tượng, phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu.
    - Phần 4: Kết quả nghiên cứu.
    Đánh giá kết quả thực hiện việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
    - Phần 5: Kết luận và kiến nghị.
    Đề xuất những giải pháp để thực hiện hiệu quả việc đầu tư xây dựng, phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đánh giá những vấn đề còn hạn chế của tiểu luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...