Luận Văn Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thư

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU: .1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .3
    1. Hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại .3
    1.1. Khái niệm về bảo đảm tiền vay 3
    1.2. Sự cần thiết của hoạt động bảo đảm tiền vay .3
    1.3. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay .4
    1.4. Hình thức bảo đảm tiền vay .5
    1.5. Định giá giá tài sản bảo đảm 10
    1.6. Quản lý tài sản bảo đảm .10
    1.7. Xử lý tài sản bảo đảm .11
    2. Hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay12
    2.1. Quan niệm về hiệu quả bảo đảm tiền vay 12
    2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bảo đảm tiền vay .13
    2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả bảo đảm tiền vay .18
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHCT VIỆT NAM .25
    1. Khái quát về Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam25
    1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam .25
    1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của đơn vị và nhiệm vụ của phòng tín dụng ở Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam 26
    2. Thực trạng hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam .27
    2.1. Bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay .28
    2.2. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba .30
    2.3. Bảo đảm tiền vay bằng uy tín của khách hàng vay 31
    2.4. Tình hình quản lý tài sản đảm bảo .32
    2.5. Định giá tài sản đảm bảo 34
    2.6. Tình hình xử lý, phát mại tài sản bảo đảm .35
    3. Đánh giá hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - NHCT- Việt Nam .36
    3.1. Những chuẩn mực để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay 36
    3.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam .40
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHCT VIỆT NAM 45
    1. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - NHCTVN trong thời gian tới .45
    2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam .48
    2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng trong ngân hàng 48
    2.2. Đa dạng hoá danh mục tài sản bảo đảm .50
    2.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý tài sản bảo đảm và việc sử dụng vốn của khách hàng 51
    2.4. Nâng cao hiệu quả công tác xử lý tài sản bảo đảm 52
    2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 53
    2.6. Đổi mới công nghệ ngân hàng .53
    3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng có liên quan54
    3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam .54
    3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước . 55
    3.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành có liên quan 57
    3.4. Kiến nghị với Chính phủ 57
    KẾT LUẬN 59
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 60


    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Ngân hàng thương mại có vị trí, vai trò quan trọng như bà đỡ và huyết mạch của nền kinh tế, là nơi cung cấp nguồn vốn cho đầu tư, sản xuất cho mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng vì hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động quan trọng nhất, nó mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng song cũng hàm chứa rủi ro cao nhất. Do đó, để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng thì các ngân hàng thương mại rất coi trọng vấn đề về bảo đảm tiền vay.
    Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bảo đảm tiền vay nên trong những năm qua đã có khá nhiều quy chế về bảo đảm an toàn trong cho vay của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do những biến đổi về kinh tế và chưa có sự đồng bộ về mặt pháp lý nên đã có những tác động lớn đến tình hình an toàn trong cho vay. Có nhiều khoản nợ khó đòi không thu hồi được đã tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy để các ngân hàng thu được lợi nhuận và bảo đảm an toàn trong cho vay thì ngân hàng cần phải có các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay.
    Từ những kiến thức thu thập được trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường đại học cũng như những trải nghiệm thực tế bước đầu trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam, em nhận thấy bảo đảm tiền vay là một trong các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn trong cho vay. Với tầm quan trọng như vậy nhưng trên thực tế thì hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì thế em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    Kết cấu của chuyên đề gồm những nội dung chính sau:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam.
    Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...