Luận Văn Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum, phát huy những mặt tích c

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum,phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của nó; xây dựng niềmtin vào sự nghiệp đổi mới, huy động được đông đảo quần chúng giáo dân


    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Kon Tum là một tỉnh vùng cao biên giới nằm ở cực bắc Tây Nguyên. Đây không chỉ là một vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh mà còn là một địa bàn phức tạp về tôn giáo. Ở Kon Tum, bên cạnh tín ngưỡng - tôn giáo bản địa cổ truyền, còn có một số tôn giáo được ngoại nhập vào những thời điểm, hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo như thế.
    Sự thâm nhập đạo Công giáo vào địa bàn tỉnh Kon Tum bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ trước (1842), tồn tại và phát triển cho đến nay. Từ khi thành lập giáo phận Kon Tum đến nay đã trải qua 152 năm (1848 - 2000), trước sau vẫn là một giáo phận truyền giáo gắn bó chặt chẽ với Vatican, Tòa thánh Vatican cho rằng đây vẫn còn là một miền truyền giáo và giao cho hội truyền giáo thừa sai Paris cai quản. Giáo hội Công giáo vẫn tìm mọi cách để phát triển đạo lên vùng cao nguyên Kon Tum.
    Ngày nay, trong quá trình thực hiện chiến lược "Diễn biến hoà bình", các thế lực phản động đã triệt để sử dụng vấn đề tôn giáo như một phương thức, một ngòi nổ để thúc đẩy sự sụp đổ về thể chế chính trị ở các nước XHCN. Chúng cấu kết với bọn cầm đầu giáo hội ở Trung tâm Toà thánh Vatican, chỉ đạo, điều khiển các giáo sỹ cao cấp trong các nước XHCN lôi kéo quần chúng tín đồ, biến họ thành lực lượng đối trọng ngay trong lòng các nước đó, tạo nên mâu thuẫn xã hội bên trong và tách họ ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Địa bàn tỉnh Kon Tum nằm trong phạm vi mà các thế lực phản động thực hiện chiến lược đó.
    Đạo Công giáo ở Kon Tum là một tôn giáo lớn nhất trong tỉnh, có số giáo dân chiếm hơn 70% tổng số đồng bào theo đạo trong tỉnh. Suốt hai cuộc kháng chiến, đông đảo quần chúng tín đồ Công giáo yêu nước đã đi theo cách mạng, theo Đảng và đã góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ xây dựng đất nước hiện nay, quần chúng tín đồ Công giáo vẫn là lực lượng có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn dân cư. Đồng thời họ cũng đang là đối tượng mà các thế lực thù địch luôn triệt để tìm cách lợi dụng, thực hiện chiến lược "Diễn biến hoà bình" để chống phá công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Do vậy công tác vận động quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo ở Kon Tum là một công tác vô cùng quan trọng, nó tác động sâu sắc đến quá trình phát triển phong trào cách mạng của quần chúng tại địa phương.
    Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới" và thực hiện Nghị định 69/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo nói chung, quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo ở Kon Tum nói riêng, bước đầu đã có những chuyển biến. Song vẫn còn nhiều thiếu sót, nhận thức về quan điểm, nguyên tắc và chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo trong một bộ phận cán bộ, đảng viên còn nhiều điều bất cập; đặc biệt là cách nhìn nhận và đánh giá chưa thật khách quan, nặng về nhìn nhận quá khứ chính trị của đạo Công giáo, mà không thấy được nỗi khổ cực của đại bộ phận quần chúng tín đồ theo đạo trong quá trình đấu tranh với sự du nhập của đạo Công giáo, không đánh giá và nhìn nhận đúng mức những cống hiến và hy sinh lớn lao của đại bộ phận giáo dân đối với sự nghiệp cách mạng qua suốt hai cuộc kháng chiến. Chính từ đó đã nảy sinh những cách làm, những phương pháp xử lý thiếu tế nhị (có thể nói là thô bạo), trong quá trình vận động quần chúng tín đồ, gây nên tâm lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng tín đồ, dẫn đến cách biệt, thậm chí có những trường hợp gây thái độ đối lập trong quần chúng tín đồ; đồng thời ở một số nơi còn tồn tại khuynh hướng hữu khuynh, thiếu cương quyết và nhạy bén trong việc đấu tranh với kẻ thù lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng.
    Do vậy, nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của nó; xây dựng niềm tin vào sự nghiệp đổi mới, huy động được đông đảo quần chúng giáo dân vào sự nghiệp "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", qua đó thể hiện được ước nguyện sống "Tốt đời, đẹp đạo" của đông đảo quần chúng giáo dân ở Kon Tum là vấn đề bức xúc hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
    Đổi mới công tác đối với đạo Công giáo nói chung và đổi mới công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo nói riêng đang là một trong những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nhất là sau khi có Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị. Xung quanh vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả như: Nguyễn Văn Long, luận án tiến sỹ triết học "Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo trong công tác đối với thiên chúa giáo hiện nay ở Việt Nam"(1999); Lê Văn Phụ, luận văn thạc sỹ "Công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng đối với quần chúng theo đạo Thiên chúa" (1993).
    Ở khu vực Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh có tác giả Lê Tăng, luận văn thạc sỹ "Giải quyết vấn đề Thiên chúa giáo ở huyện Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới" (1993).
    Ở khu vực Miền Bắc có tác giả Hoàng Mạnh Đoàn, luận văn thạc sỹ "Công tác vận động quần chúng theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc nước ta hiện nay" (1993).
    Ởở Kon Tum có tác giả Võ Sáu, luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị "Đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng đạo Công giáo ở tỉnh Kon Tum nhằm đảm bảo ổn định chính trị, an ninh Quốc phòng ở địa phương" (1998).
    Nhìn chung các công trình nghiên cứu đó đã đề cập đến công tác đối với đạo Công giáo trên nhiều góc độ, nhiều mặt; mang tính tổng quát trên phạm vi cả nước, hay từng khu vực. Riêng "Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay" vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách trực diện, có hệ thống.
    Nghiên cứu công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn: Tư liệu quá ít ỏi, tản mạn, thời gian tiếp cận thực tế có hạn. Hơn nữa trên thực tế chưa có một tài liệu nào của tỉnh bàn về lĩnh vực này một cách có hệ thống. Nhưng với mong muốn có thể góp được chút ít những hiểu biết còn hạn chế của mình vào công tác quan trọng này của địa phương, tôi đã chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay" để viết luận văn thạc sỹ.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
    - Mục đích:
    Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm rõ đặc điểm tình hình quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum, đánh giá đúng thực trạng công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum trong những năm đổi mới vừa qua, đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay.
    - Nhiệm vụ:
    Để đạt được mục đích đó, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
    Một là, làm rõ đặc điểm tình hình quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay.
    Hai là, phân tích thực trạng công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum từ khi đổi mới đến nay.
    Ba là, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum trong thời gian tới.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt ., ở những địa bàn, thời điểm và với các tôn giáo có sự khác nhau. Luận văn này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở địa bàn tỉnh Kon Tum; luận văn lấy mốc thời gian từ khi nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay (từ khi thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới").
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
    - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo. Đồng thời có kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan để làm rõ những vấn đề mà mục đích và nhiệm vụ của luận văn đặt ra.
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn thực hiện theo các phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử, kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp so sánh, trong đó coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn .
    5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn.
    - Bước đầu phát hiện một số vấn đề cấp bách đang đặt ra trong công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay.
    - Nêu phương hướng và những giải pháp chủ yếu có tính khả thi, góp phần đổi mới công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay có hiệu quả hơn.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
    - Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp cho việc thực hiện công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở tỉnh Kon Tum hiện nay có hiệu quả hơn.
    - Ngoài ra luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy, học tập ở trường chính trị tỉnh Kon Tum về những vấn đề có liên quan.
    7. Kết cấu của luân văn.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương 4 tiết.

    CHƯƠNG 1
    TÌNH HÌNH QUẦN CHÚNG TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG TÁC
    VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO Ở KON TUM.
    1.1. Đạo công giáo và đặc điểm tình hình quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum.
    1.1.1. Vài nét về đặc điểm tỉnh Kon Tum.
    - Về địa lý tự nhiên.
    - Về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.
    - Về dân tộc và tôn giáo.
    1.1.2. Quá trình đạo Công giáo thâm nhập, phát triển trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
    1.1.3. Đặc điểm tình hình quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum.
    - Sự phân bố dân cư, tình hình tín đồ.
    - Đời sống, trình độ dân trí
    - Tâm lý, tư tưởng.
    1.2. Thực trạng công tác vận động quần chúng tín độ Công giáo ở Kon Tum từ khi đổi mới đến nay.
    1.2.1. Thành tựu của công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum từ khi đổi mới đến nay.
    - Đội ngũ cán bộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể đã có được những tiến bộ mới trong nhận thức về tôn giáo và công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo:
    + Đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo có bản lĩnh vững vàng, kiên định làm tốt công việc tuyên truyền vận động công tác giáo dân, nâng cao trình độ dân trí.
    + Đã hướng dẫn các hoạt động của đạo Công giáo theo đúng pháp luật của Nhà nước.
    + Giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của giáo dân vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng Công giáo chống phá cách mạng.
    + Phương pháp xử lý, giải quyết mọi vấn đề về Công giáo đều theo quan điểm, chủ trương của Đảng.
    + Đã giác ngộ và tranh thủ được một bộ phận các chức sắc.
    - Qua hoạt động thực tiễn công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức tư tưởng trong quần chúng giáo dân:
    + Xoá đi được mối nghi ngờ của giáo dân đối với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và đối với đạo Công giáo nói riêng.
    + Quần chúng giáo dân tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, chấp nhận con đường mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
    + Đại bộ phận tín đồ phấn khởi tham gia các phong trào hành động cách mạng của địa phương: trong lao động sản xuất, giữ vững trật tự - an toàn xã hội, xây dựng nếp sống mới, tạo ra những chuyển biến thực sự trong đời sống, đóng góp vào công cuộc đổi mới ở địa phương.
    - Nguyên nhân của thành tựu:
    + Do tác động và hiệu quả thực tế của các chính sách, chủ trương về vấn đề tôn giáo.
    + Đối với cán bộ làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo, các văn bản về tôn giáo là chỗ dựa pháp lý, tạo điều kiện cho công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo đạt được những thành tựu nhất định.
    + Có đội ngũ cán bộ vững chắc, nhất là những cán bộ được phân công trực tiếp làm công tác dân vận.
    + Do các tổ chức cơ sở đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ dân trí cho quần chúng giáo dân.
    1.2.2. Hạn chế của công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum từ khi đổi mới đến nay.
    - Nhận thức về quan điểm, nguyên tắc và chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước trong một số cán bộ làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo còn yếu, chưa đủ khả năng để chỉ đạo giải quyết các vấn đề có liên quan đến đạo Công giáo.
    - Nội dung và phương thức vận động chưa phong phú, chưa phù hợp với trình độ, phong tục tập quán của quần chúng tín đồ Công giáo, chưa phân biệt được vận động giữa quần chúng tín đồ Kinh và quần chúng tín đồ Thiểu số có sự khác nhau.
    - Một số cán bộ cấp huyện, xã nhìn nhận đạo Công giáo còn nhiều mặc cảm dẫn đến giải quyết vấn đề về đạo Công giáo còn thiếu thận trọng, thiếu cương quyết và nhạy bén.
    - Việc xây dựng, phát triển đội ngũ cốt cán người Công giáo chưa thật dầy công, chưa ngang tầm với nhiệm vụ.
    - Công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, chưa thu hút được đông đảo quần chúng tín đồ có đạo tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    - Công tác tranh thủ những giáo sĩ tiến bộ và phân hoá cô lập những giáo sĩ cực đoạn chống đối ta, chưa phát huy được hết tác dụng của công tác này.
    - Nguyên nhân của hạn chế.
    + Nguyên nhân khách quan:
    · Nhà nước chưa kịp thời bổ sung các văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể về các hoạt động tín ngưỡng Công giáo phù hợp với tình hình mới, nhất là giữa hai bộ phận Kinh - Thiểu số.
    + Nguyên nhân chủ quan:
    · Một số nơi cấp uỷ Đảng, chính quyền và một số cán bộ làm công tác tôn giáo do chưa nhận thức đầy đủ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo (công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo).
    · Trong công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban, Ngành, Đoàn thể có liên quan để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
    · Đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo còn quá thiếu và yếu về nhiều mặt, phương pháp vận động và cách xử lý sự việc chưa thật phù hợp.
    · Đạo Công giáo ở Kon Tum là một tôn giáo lớn trên địa bàn, hình thành sớm và có quá trình lịch sử khá phức tạp nhưng ở tỉnh chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống khoa học.
    · Chưa tích cực đến với đồng bào dân tộc ở vùng sâu và vùng xa để tuyên truyền, vận động đồng bào theo đạo Công giáo thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.


    CHƯƠNG 2
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO Ở KON TUM HIỆN NAY.
    2.1. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ ở Kon Tum hiện nay.
    - Về mặt nhận thức: Quán triệt quan điểm về tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay.
    - Về mặt hoạt động:
    + Cần tiếp tục phát huy quyền làm chủ, ý thức trách nhiệm về mọi mặt của đồng bào có tín ngưỡng Công giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    + Tôn trọng và giải quyết tốt nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân, phải kịp thời kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta.
    2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum hiện nay.
    2.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.
    2.2.2. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của tỉnh đối với công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo.
    2.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho quần chúng tín đồ Công giáo ở tỉnh.
    2.2.4. Tăng cường công tác cán bộ ở vùng Công giáo, coi trọng xây dựng đội ngũ đảng viên gốc giáo.
    2.2.5. Thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo có hiệu quả.

    KẾT LUẬN CHUNG
     
Đang tải...