Chuyên Đề Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1- MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy mà các nhà kinh tế, các nhà quản lý luôn quan tâm nghiên cứu về chính sách thuế của quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Trọng tâm của các nghiên cứu là: làm thế nào để chính sách thuế đạt được mục đích tạo nguồn thu vững chắc, đảm bảo cân đối thu chi Ngân sách Nhà nước; đồng thời góp phần phát huy tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội.


    Tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh mới được tái thiết lập lại từ năm 1989, đã nhanh chóng hoà cùng với cả nước tạo thế, tạo đà vững bước đi lên; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm kinh tế-văn hoá-du lịch ngày càng vững mạnh. Trong quá trình phát triển kinh tế, tỉnh đã luôn quan tâm xây dựng ngành tài chính - thuế tạo nguồn thu ngân sách, đáp ứng được nhiệm vụ chi tiêu ngày càng cao của tỉnh nhà.

    Kết quả thu ngân sách qua các năm ngày càng tăng, nhờ chính sách thuế đã phần nào hợp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển; nuôi dưỡng được nguồn thu; Hệ thống quản lý thu thuế đã từng bước cải cách, hiện đại hóa, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng cho đội ngũ công chức thuế, tăng hiệu quả trong quản lý thu thuế. Tuy nhiện, Hệ thống chính sách thuế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề ở chính sách thuế, cũng như trong quá trình tổ chức quản lý thu thuế. Hệ thống chính sách thuế chưa bắt nhịp được với sự phát triển ngày càng cao về khoa học, công nghệ. Sự hội nhập và quá trình toàn cầu hóa một cách nhanh chóng đã làm cho chính sách thuế cũng như công tác tổ chức quản lý thuế bộc lộ nhiều bất cập và tính khả thi thấp. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức quản lý thu thì chưa phù hợp, thiếu chặt chẽ, chồng chéo, nặng nề nên gây thất thu lớn về số lượng cơ sở, đơn vị thực tế có kinh doanh nhưng không nộp thuế hoặc nộp không đầy đủ, nợ đọng dây dưa thu ngân sách. Trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế chưa phát huy hết tác dụng của công cụ thuế để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh, thực hiện đóng góp hợp lý, công bằng cho Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, việc chọn đề tài : "Nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn.


    2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


    Luận văn được thực hiện nhằm đạt được những mục đích sau đây:

    - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế và công tác quản lý thuế.

    - Phân tích đánh giá thực trạng về công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

    - Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả công tác thu thuế trên địa bàn, nhằm phấn đấu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế gia nhập câu lạc bộ thu ngân sách trên 2.000 tỷ đồng vào năm 2010.


    Đối tượng nghiên cứu là các sắc thuế chủ yếu đang thực hiện và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Thuế Thừa Thiên Huế hiện tại, đề ra cơ cấu tổ chức mới theo hướng cải cách bộ máy hành chính và hiện đại hóa nền tài chính quốc gia, phù hợp thông lệ quốc tế và khu vực.

    Phạm vi nghiên cứu là công tác quản lý thuế trong đó có nhấn mạnh đến công tác thu thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Với phạm vi đó, trọng tâm của vấn đề nghiên cứu chủ yếu bao gồm các loại thuế chủ yếu và các đối tượng quản lý thu thuế của địa phương. Nội dung chủ yếu của Luận văn : Từ phân tích kết quả thu thuế qua từng năm chỉ ra ưu, nhược điểm và tác động của chính sách thuế đến số thu Ngân sách, và phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội ở địa phương; nghiên cứu các nguyên nhân về mặt chính sách, chế độ, về tổ chức quản lý thu thuế, về đối tượng nộp thuế để đưa ra được những giải pháp tổ chức quản lý thuế khả thi trong thời gian tới.


    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    Do nét đặc thù của chủ đề nghiên cưu, để thưc hiện đề tài này, các phương pháp nghiên cứu truyền thống và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học xã hội đã được sử dụng. Cụ thể của các phương pháp nghiên cứu này là: phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu thống kê, phương pháp phân tích định lượng và phương pháp hạch toán, tứclà sử dụng hệ thống các chỉ tiêu GO, IC, . để đánh giá kết quả và hiệu quả công tác quản lý thu thuế.


    4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN


    Luận văn gồm 3 phần chính : ngoài phần mở đầu, kết luận, phần chính của luận văn gồm bốn chương :


    Chương 1 : Tổng quan lý luận về thuế và công tác quản lý thu thuế.

    Chương 2 : Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

    Chương 3 : Thực trạng công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh TT-Huế.

    Chương 4 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...