Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục đào tạo của trường CĐ VHNT TP.HCM

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục đào tạo của trường CĐ VHNT TP.HCM
    MỤC LỤC
    Mở đầu 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Sơ lược tình hình nghiên cứu .2
    3. Nội dung nghiên cứu .4
    4. Phương pháp nghiên cứu 5
    5. Đóng góp của luận văn .6
    6. Kết cấu luận văn .6
    Chương 1 .8
    1. Một số vấn đề chung về hoạt động quản lý giáo dục đào tạo 8
    1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .8
    1.1.1. Quản lý .8
    1.1.2. Giáo dục - đào tạo .11
    1.1.3.Quản lý giáo dục - đào tạo 13
    1.2. Quản lý giáo dục - đào tạo ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật14
    1.2.1.Quan niệm .14
    1.2.2.Vai trò và nội dung của công tác quản lý đào tạo ở lĩnh vực
    văn hóa nghệ thuật .15
    1.2.3.Các nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý đào tạo ở lĩnh
    vực văn hóa nghệ thuật 23
    1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề phát triển
    văn hóa .25
    1.4. Nhu cầu đào tạo đội ngũ làm công tác VHNT .29
    1.4.1.Tính khách quan của nhu cầu đào tạo đội ngũ làm công tác
    văn hóa nghệ thuật .29 1.4.2.Trách nhiệm của các trường văn hóa nghệ thuật 30
    Chương 2 .31
    2. Thực trạng công tác quản lý đào tạo của trường CĐ VHNT
    TP.HCM 31
    2.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường CĐ VHNT
    TP.HCM 31
    2.1.1.Ba giai đoạn hình thành và phát triển . 31
    2.1.1.1. Giai đoạn trường nghiệp vụ Văn hóa - Thông tin thành
    phố Hồ Chí Minh (1975 - 1981) .31
    2.1.1.2. Giai đoạn trường Trung Học Văn Hóa Thông Tin thành
    phố Hồ Chí Minh (1981 - 1996) 32
    2.1.1.3. Giai đoạn trường CĐ VHNT TP.HCM (1996 đến nay) 33
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trường CĐ VHNT TP.HCM hiện nay 34
    2.1.2.1. Cơ cấu nhân sự .34
    2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức .35
    2.2. Hoạt động đào tạo của trường CĐ VHNT TP.HCM thời gian
    qua .36
    2.2.1. Công tác đào tạo hệ chính quy .36
    2.2.2. Đào tạo hệ không chính quy .38
    2.2.3. Đánh giá chung .39
    2.2.3.1. Một số thành tựu 40
    2.2.3.2. Một số hạn chế 41
    2.3. Tình hình quản lý hoạt động đào tạo của trường CĐ VHNT
    TP.HCM thời gian qua 42 2.3.1. Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý của
    trường CĐ VHNT TP.HCM 42
    2.3.2. Một số kết quả trong công tác quản lý hoạt động đào tạo
    của trường CĐ VHNT TP.HCM 44
    2.3.3. Một số vấn đề đặt ra về phương diện quản lý đối với trường
    CĐ VHNT TP.HCM 45
    Chương 3 .56
    3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
    đào tạo của Trường CĐ VHNT TP.HCM trong thời gian tới 56
    3.1. Cơ sở khoa học để xây dựng giải pháp 56
    3.1.1. Cơ sở lý luận 56
    3.1.2. Cơ sở pháp lý 57
    3.1.3. Cơ sở thực tiễn 58
    3.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển trường CĐ VHNT
    TP.HCM trong thời gian tới 58
    3.2.1. Mục tiêu .58
    3.2.2. Phương hướng .59
    3.3. Một số nguyên tắc và yêu cầu khi xây dựng các giải pháp 61
    3.3.1. Một số nguyên tắc .61
    3.3.1.1. Nguyên tắc các giải pháp phải có tính thống nhất và bổ
    trợ cho nhau .61
    3.3.1.2. Nguyên tắc các giải pháp phải xuất phát từ đặc thù của
    Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh.
    .62
    3.3.2. Một số yêu cầu 63 3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
    đào tạo của trường CĐ VHNT TP.HCM 64
    3.4.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Trường Cao
    Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh. 64
    3.4.2. Giải pháp 2: Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý trong
    hoạt động 68
    3.4.3. Giải pháp 3: xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
    viên .75
    3.5. Đề xuất ý kiến . 94
    Kết luận 99
    Phụ lục 1 .106
    Phụ lục 2 .109
    Phụ lục 3 .110
    Phụ lục 4 .113
    Phụ lục 5 .115
    Phụ lục 6 .118
    Phụ lục 7 .120
    Phụ lục 8 .121
    Phụ lục 9 .122
    Tài liệu tham khảo .123Huỳnh Lê Tuân - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục - Chương I
    1
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.1. Một trong những vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và nhân
    dân ta rất quan tâm là làm gì và làm như thế nào để nâng
    cao chất lượng giáo dục - đào tạo, làm cho giáo dục - đào
    tạo thực sự trở thành động lực, mục tiêu thúc đẩy kinh tế - xã
    hội phát triển.
    1.2. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm kinh tế,
    chính trị, văn hóa, xã hội lớn nhất toàn quốc, lại là một thành
    phố có mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa sâu rộng với
    nhiều nước trên thế giới. Là một trường đào tạo chuyên
    ngành cho một thành phố lớn, đông dân như thành phố Hồ
    Chí Minh, đồng thời góp phần đào tạo đội ngũ làm công tác
    văn hóa - nghệ thuật - thông tin cho nhiều tỉnh phía Nam nên
    nhiệm vụ của Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP.
    Hồ Chí Minh hết sức nặng nề.
    Từ khi được thành lập và đi vào hoạt động đến nay, trường
    Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều
    đóng góp trong việc đào tạo đội ngũ làm công tác văn hóa - nghệ
    thuật - thông tin cho thành phố và một số tỉnh phía Nam. Nhưng
    cũng như nhiều trường đại học và cao đẳng trong cả nước, chất
    lượng đào tạo của Trường chưa thật cao, chưa ngang tầm với đòi
    hỏi của xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi thành phố Hồ Huỳnh Lê Tuân - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục - Chương I
    2
    Chí Minh cùng cả nước đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp
    hóa - hiện đại hóa đất nước và đẩy mạnh việc triển khai thực hiện
    nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành trung ương Đảng
    - Khóa VIII, với mục tiêu xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên
    tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ
    Thuật TP. Hồ Chí Minh đang phải đi tìm những giải pháp mới nhằm
    nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu về một đội ngũ làm
    công tác văn hóa nghệ thuật cho thành phố Hồ Chí Minh trong giai
    đoạn hiện nay.
    Với luận văn "Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục
    đào tạo của Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí
    Minh", chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé giải đáp một số vấn
    đề cấp thiết của trường.
    2. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    2.1. Đã có khá nhiều công trình đề cập đến công tác quản lý giáo
    dục - đào tạo. Song, hình như phần lớn các nhà quản lý giáo
    dục, các chuyên gia giáo dục tập trung phần nhiều vào việc
    nghiên cứu các chiến lược phát triển giáo dục, xây dựng các
    loại hình đào tạo, tổ chức lại mạng lưới đào tạo trung học
    chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, hoặc xây dựng các
    chương trình, các dự án phát triển giáo dục, v.v . ví dụ :
    Chương trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp
    giảng dạy, chương trình chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục,
    chương trình xóa nạn mù chữ, phổ cập tiểu học, phổ cập
    trung học cơ sở, v.v . Những công trình đi sâu vào việc nâng Huỳnh Lê Tuân - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục - Chương I
    3
    cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục của các đơn vị, cơ
    quan giáo dục, nhất là của các trường cao đẳng, đại học
    không nhiều; phần lớn là những báo cáo kinh nghiệm đúc rút
    được từ thực tiễn hoạt động của các đơn vị, các trường.
    2.2. Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục - đào
    tạo của các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại
    học, chuyên ngành như các trường trung học chuyên nghiệp,
    cao đẳng, đại học, ngành văn hóa nghệ thuật chẳng hạn,
    càng ít được quan tâm.
    Hiện nay, ngoài các trường nghiệp vụ văn hóa thông tin và
    trung học chuyên nghiệp văn hóa nghệ thuật ở các tỉnh, thành, cả
    nước có 4 trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật, đó là:
    - Trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Hà Nội
    - Trường Cao Đẳng Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh
    - Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Quân đội
    - Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh
    Có nhiều vấn đề đã và đang đặt ra cho các trường nêu trên,
    như: Nên tổ chức theo mô hình nào? Làm gì và làm như thế nào
    để nâng cao chất lượng công tác đào tạo cũng như nâng cao hiệu
    quả quản lý công tác đào tạo?
    Từ năm 1998 đến nay đã có 3 cuộc hội thảo nhằm định hướng
    phát triển và bàn về những vấn đề liên quan đến hoạt động của
    các trường văn hóa nghệ thuật. Hội thảo lần thứ nhất được tổ chức
    tại trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Hà Nội (tháng 8/1998). Hội thảo Huỳnh Lê Tuân - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục - Chương I
    4
    lần thứ hai được tổ chức tại trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật
    TP. Hồ Chí Minh (tháng 11/2000). Hội thảo lần thứ ba được tổ chức
    tại trường Trung Học Văn Hóa Nghệ Thuật Thừa Thiên - Huế
    (tháng 3/2002). Tại các cuộc hội thảo này, đã có nhiều tác giả đề
    cập đến việc tổ chức lại, đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý
    của các trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật. Đáng tiếc, do nhiều
    nguyên nhân, các tác giả chỉ đi vào từng mảng riêng lẻ của hoạt
    động quản lý công tác đào tạo. Ví dụ như thạc sĩ Hoàng Lân (Hiệu
    trưởng Trường cao đẳng nghệ thuật Hà Nội) trong tham luận mang
    tiêu đề "Một số giải pháp về tổ chức - quản lý đào tạo ở Trường
    cao đẳng nghệ thuật Hà Nội trong những năm đổi mới" cũng chỉ
    đề cập một cách khái quát đến những vấn đề mang tính cụ thể từ
    thực tiễn của trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Hà Nội. Tác giả đã
    đưa ra một số giải pháp về công tác quản lý, song chỉ dừng lại ở
    những gợi ý chung về:
    (1)
    - Quản lý mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo
    - Quản lý người dạy, người học (Giáo viên - HSSV)
    - Quản lý cơ sở vật chất, tài chính, ngân sách.
    - Quản lý các chế độ chính sách, quy chế, quy định, đảm bảo
    quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi giáo viên, học sinh.
    - Chú ý đến tâm lý người làm nghệ thuật, người học nghệ thuật.
    (1)
    Kỷ yếu hội thảo về định hướng và phát triển các trường văn hóa nghệ thuật Hà Nội, Thừa Thiên
    - Huế, TP. Hồ Chí Minh - Huế - Tháng 5-2002 - Trang 21. Huỳnh Lê Tuân - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục - Chương I
    5
    - Chú ý nghiên cứu tính chất lao động đặc thù của mỗi loại hình
    nghệ thuật và giá trị sản phẩm nghệ thuật để đánh giá chất
    lượng đúng với giá trị.
    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Ở luận văn này, chúng tôi đi sâu vào 3 nội dung :
    3.1. Tầm quan trọng của công tác quản lý đào tạo và những nội
    dung liên quan đến việc nâng cao hiệu quả của công tác
    quản lý đào tạo.
    3.2. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đào tạo của trường
    Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP.Hồ Chí Minh.
    3.3. Đề xuất một số biện pháp đổi mới công tác quản lý hoạt
    động đào tạo của trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật
    TP.Hồ Chí Minh để đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới
    trong hoạt động của nhà trường trong thời gian tới.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1. Phương pháp luận
    Xuất phát từ lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
    vai trò của văn hóa, giáo dục đối với công cuộc xây dựng đất nước
    nói chung, đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói
    riêng, và xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của trường Cao Đẳng Văn
    Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh, luận văn hướng tới mục đích đề
    xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào
    tạo nhằm góp phần đào tạo một đội ngũ làm công tác văn hóa
    nghệ thuật có chất lượng cao, phục vụ ngày càng tốt hơn việc phát
    triển kinh tế, xã hội nói chung và nhu cầu thưởng thức văn hóa Huỳnh Lê Tuân - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục - Chương I
    6
    nghệ thuật nói riêng, của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, một
    trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn nhất của cả
    nước.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Ở luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
    4.2.1. Phương pháp miêu tả - phân tích thực trạng công tác quản lý
    đào tạo của trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP.Hồ
    Chí Minh.
    4.2.2. Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến các chuyên gia, lấy ý
    kiến của lãnh đạo một số trường tiêu biểu về quan điểm và
    phương pháp thực hiện công tác quản lý đào tạo
    4.2.3. Phương pháp thống kê - lập biểu đồ - đối chiếu - so sánh
    Tùy từng chương, từng phần, một hoặc một số phương pháp
    nêu trên được sử dụng.
    5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
    Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng :
    ¾ Một là : Chỉ ra những thành tựu và những tồn tại trong hoạt động đào
    tạo nói chung và trong công tác quản lý đào tạo nói riêng của trường
    Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh thời gian vừa qua.
    Từ đó nêu lên một số vấn đề đang đặt ra đối với công tác quản lý
    đào tạo của trường trong giai đoạn tới. Huỳnh Lê Tuân - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục - Chương I
    7
    ¾ Hai là : Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu
    quả công tác quản lý đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo
    đội ngũ làm công tác văn hóa nghệ thuật - một trong những chức
    năng và nhiệm vụ chính trị chủ yếu của trường Cao Đẳng Văn Hóa
    Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh trong những năm sắp đến.
    6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, luận
    văn được kết cấu thành ba chương:
    ™ Chương I: Một số vấn đề chung về hoạt động quản lý giáo dục
    đào tạo.
    ™ Chương II: Tình hình công tác quản lý đào tạo của trường Cao
    Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP. Hồ Chí Minh thời gian vừa qua.
    ™ Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
    tác quản lý đào tạo của trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật
    TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
    W X
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...