Báo Cáo Nâng cao hiệu quả công tác Kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận Ninh Kiều

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Mục lục. 1
    PHẦN MỞ ĐẦU 4
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 4

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 6
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
    PHẦN NỘI DUNG 8
    CHƯƠNG 1. 8
    LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA THUẾ 8
    1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THUẾ Ở NƯỚC TA. 8
    1.1.2 Bản chất và các đặc trưng của hệ thống thuế ở nước ta: 8
    1.1.3 Vai trò của thuế: 11
    1.2. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC, VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ. 13
    1.2.1 Khái niệm về kiểm tra thuế: 13
    1.2.3 Vai trò kiểm tra thuế. 15
    1.2.5 Sự cần thiết của công tác kiểm tra thuế. 26
    1.3 SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ VÀ THANH TRA THUẾ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LUẬT QUẢN LÝ THUẾ SỐ 78/2006/QH11 NGÀY 29/11/2006 27
    1.3.1 Giống nhau: 27
    1.3.2 Khác nhau: 28
    1.4 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ 30
    1.4.1 Các yêu cầu cơ bản của công tác kiểm tra thuế. 30
    1.4.2 Các nguyên tắc kiểm tra về thuế. 31
    1.4.3 Các phương pháp nghiệp vụ trong công tác kiểm tra thuế. 32
    1.4.4 Nội dung cơ bản của công tác kiểm tra thuế hiện hành ở Việt Nam 33
    CHƯƠNG 2. 36
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NINH KIỀU 36
    2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN NINH KIỀU 36
    2.1.1 Lịch sử hình thành. 36
    2.1.2 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội 36
    2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CHI CỤC THUẾ QUẬN NINH KIỀU 39
    2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục Thuế. 39
    2.2.2 Nhiệm vụ của từng Đội tại Chi cục Thuế. 41
    2.2.3 Bộ máy quản lý và tình hình nhân sự tại Chi cục Thuế. 56
    2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NINH KIỀU 61
    2.3.1 Tổng hợp tình hình thực hiện công tác Kiểm tra thuế trong năm 2009-2010. 61
    2.3.2 Phân tích đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra thuế trong năm 2009- 2010 65
    2.3.3 Công tác Thanh tra – Kiểm tra nội bộ ngành Thuế năm 2009 – 2010. 71
    2.4 ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NINH KIỀU TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 72
    2.4.1 Những ưu điểm 72
    2.4.2 Những hạn chế. 73
    2.4.3 Nguyên nhân: 74
    CHƯƠNG 3. 75
    GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NINH KIỀU 75
    3.1 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ 75
    3.2 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ 75
    3.3 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN CHO CÁN BỘ THUẾ 76
    3.4 CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ 79
    3.5 TRIỂN KHAI VÀ ÁP DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ TIN HỌC ỨNG DỤNG VÀO NGÀNH THUẾ 81
    3.6 NÂNG CAO NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN KIỂM TRA THUẾ 82
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 84
    1. KẾT LUẬN 84
    2. KIẾN NGHỊ. 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
    2. Quyết định của Tổng cục thuế số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 Về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế. 86

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Dù ở bất kỳ quốc gia nào, Thuế luôn luôn là nguồn thu quan trọng và chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Thuế ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Hệ thống và chính sách thuế của mỗi Nhà nước được xây dựng trên cơ sở những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
    Đối với nước ta, từ những hình thức đóng góp cho Nhà nước còn mang tính sơ khai có từ thời các vua Hùng, cho đến nay Thuế Việt Nam đã có lịch sử và hình thành, phát triển mấy nghìn năm. Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc do Luật pháp quy định đối với các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nộp thuế cho Nhà nước được coi là nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình vào hoạt động xây dựng và phát triển chung đất nước.
    Do đó, vấn đề hiện nay là cần phải tổ chức quản lý thu thuế tốt theo quan điểm “Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào Ngân sách Nhà nước”; bên cạnh đó, việc nuôi dưỡng nguồn thu cũng hết sức quan trọng. Từ đó đòi hỏi ngành thuế phải có những chính sách phù hợp với tình hình phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước, quan tâm hướng dẫn các tổ chức cá nhân nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật thuế. Đồng thời quản lý chặt chẽ, rà soát mọi lĩnh vực, nhằm khai thác nguồn thu, chống thất thu nhất là ở những ngành, những lĩnh vực có số thu chưa tương ứng với sự phát triển của ngành, của lĩnh vực đó. Do vậy, khai thác nguồn thu, chống thất thu thuế, tăng cường quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra thuế chặt chẽ, kịp thời từ các nguồn thông tin, dữ liệu về người nộp thuế, hồ sơ khai thuế đến nắm bắt kịp thời đặc thù, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, đó là nhiệm vụ của cán bộ Kiểm tra thuế.
    Thật vậy, chính nhờ vào hoạt động Kiểm tra thuế mới thấy được một cách khách quan, chính xác tình hình thực tế, có đủ căn cứ, cơ sở để đánh giá một cách đúng đắn hoặc sai lầm của các cấp thực thi hay của chính bản thân hoạt động quản lý. Qua đó, đề ra hướng khắc phục cụ thể, có những chủ trương, giải pháp giải quyết cần thiết, nhằm kịp thời cải tiến và sửa chữa những sai phạm, thiếu sót, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế.
    Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tập trung vào những vấn đề quản lý điều hành vĩ mô của Chính phủ, những vấn đề bức bách phục vụ cho công tác quản lý của lãnh đạo các cấp, các ngành. Trong quá trình thực hiện thì nhiệm vụ kiểm tra, nguyên tắc hoạt động, các quyền trong kiểm tra và nhất là phải tuân thủ nghiêm chỉnh Quy trình kiểm tra thuế là những điều kiện không thể thiếu, là yếu tố quan trọng để các cơ quan thuế, cán bộ công chức thuế thực hiện tốt nhiệm vụ của mình khi được giao, góp phần lập lại kỷ cương trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, phát huy dân chủ của nhân dân và góp phần làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước.
    Qua thời gian học tập kết hợp với quá trình nghiên cứu tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật về thuế và qua quá trình thực tập công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận Ninh Kiều được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Quý thầy, cô nhà trường nên em chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả công tác Kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế quận Ninh Kiều" làm đề tài báo cáo tốt nghiệp.
    Do thời gian có hạn, kiến thức bản thân còn hạn chế nên đề tài báo cáo sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến phản hồi, giúp đỡ của quý Thầy, Cô, để nội dung bài báo cáo tốt nghiệp được từng bước được chỉnh sửa, bổ sung và ngày một hoàn thiện hơn, thiết thực hơn trong thực tiễn công tác kiểm tra thuế.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1.Mục tiêu chung:
    Trình bày những vấn đề về công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế quận Ninh Kiều giai đoạn từ năm 2008 đến quý I năm 2011. Từ đó, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế trong thời gian tới.
    2.2.Mục tiêu cụ thể:
    - Khái quát chung về công tác quản lý thuế, kiểm tra thuế, xử lý vi phạm sau khi kiểm tra và truy thu thuế.
    - Phân tích thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế quận Ninh Kiều năm 2009- 20010.
    - Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế quận Ninh Kiều năm 2009- 2010 và quý I năm 2011.
    - Kết quả công tác kiểm tra thuế đạt được trong thời gian qua và những hạn chế còn tồn tại.
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    . 3.1. Phạm vi không gian:
    Đề tài báo cáo tốt nghiệp tập trung nghiên cứu trong phạm vi công tác Kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
    3.2. Phạm vi thời gian:
    - Đơn vị thực tập: Chi cục Thuế quận Ninh Kiều
    Số 17 Thủ Khoa Huân, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
    - Thời gian thực tập: 02/05/2011 đến 23/07/2011.
    3.3. Đối tượng nghiên cứu:
    Tình hình thực hiện công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận Ninh Kiều
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1 Phương pháp thu thập số liệu:
    - Thu thập thông tin từ luật thuế, thông tư về kiểm tra thuế qua internet, tạp chí thuế
    - Thu thập số liệu từ đội Kê khai- Kế toán thuế- Tin học; đội Kiểm tra thuế; đội Nghiệp vụ- Dự toán- Hỗ trợ tuyên truyền người nộp thuế và đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Quản trị- Ấn chỉ tại Chi cục Thuế quận Ninh Kiều.
    4.2 Phương pháp phân tích số liệu:
    - Dùng phương pháp tổng hợp để nhóm số liệu có liên quan, sau đó so sánh đối chiếu số liệu qua các năm để đánh giá công tác thực hiện kiểm tra thuế; từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế.

    - Phương pháp phân tích so sánh theo số tuyệt đối
    - Phương pháp phân tích so sánh theo số tương đối.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...