Luận Văn Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, huyện Thạch Thất - thành phố

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết của đề tàiLịch sử quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nước ta đã cho thấy chính quyền cấp xã luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng. Có thể coi đây là nền tảng của toàn bộ hệ thống chính quyền bởi đây là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động quản lý Nhà nước trên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống.
    Tuy nhiên chính quyền cấp xã không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách có hiệu lực và hiệu quả nếu thiếu một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ trình độ để đảm nhận công việc được giao. Cũng như nhân tố con người trong mọi tổ chức khác, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chính là hạt nhân, là nhân tố quyết định đến chất lượng hoạt động của chính quyền xã nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống chính trị ở cấp xã nói chung. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị quyết Trung ương 3 Khóa VIII đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước”.
    Mặc dù trong những năm qua Chính phủ ban hành rất nhiều văn bản nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói riêng nhưng một thực tế khách quan cần nhận thấy là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là cán bộ, công chức xã, thị trấn ở các vùng nông thôn và miền núi tương đối thấp, không tương xứng với vị trí, vai trò của họ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã và niềm tin của nhân dân vào bộ máy chính quyền.
    Cũng như các địa phương khác trong cả nước, trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Thất cũng đã được các cấp chính quyền coi trọng. Từ khi sáp nhập trở thành một huyện của thành phố Hà Nội, nhiệm vụ xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Thất càng trở nên cấp thiết hơn. Yêu cầu đối với cán bộ, công chức lúc này không chỉ có đủ phẩm chất, đạo đức, trung thành với sự nghiệp cách mạng, có tinh thần, thái độ tận tụy phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân mà còn cần phải có một trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp tương xứng với vị trí của đội ngũ cán bộ, công chức thủ đô trong thời kỳ mới.
    Xuất phát từ thực tế trên, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội” với mục đích đưa ra những kiến nghị góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Thạch Thất hiện nay và xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của cả nước nói chung trong thời gian tới.


    MỤC LỤC

    PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
    1. Sự cần thiết của đề tài. 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    4. Phương pháp nghiên cứu. 3
    5. Kết cấu của khóa luận. 3
    PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI. 4
    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 4
    1.1. Khái quát về cán bộ, công chức nhà nước và cán bộ, công chức cấp xã. 4
    1.1.1. Cán bộ, công chức nhà nước. 4
    1.1.2. Cán bộ, công chức cấp xã. 8
    1.1.2.1. Khái niệm 8
    1.1.2.2. Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã. 9
    1.2. Những vấn đề chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 11
    1.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước. 11
    1.2.1.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 11
    1.2.1.2. Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 13
    1.2.1.3. Quan điểm của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 17
    1.2.1.4. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng. 21
    1.2.1.5. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 22
    1.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. 23
    1.2.2.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. 23
    1.2.2.2. Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. 24
    1.2.2.3. Nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. 26
    1.2.2.4. Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 27



    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT 28
    2.1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Thất. 29
    2.1.1. Quy định của pháp luật Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 29
    2.1.2. Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. 30
    2.1.3. Nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng. 32
    2.1.4. Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. 34
    2.1.4.1. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng. 34
    2.1.4.2. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. 35
    2.2. Đánh giá. 37
    2.2.1. Những mặt đạt được. 37
    2.2.2. Những hạn chế. 38
    CHƯƠNG 3
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT 43
    3.1. Đổi mới quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. 43
    3.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tin học cho cán bộ chủ chốt cấp xã. 45
    3.3. Đổi mới các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. 46
    3.4. Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. 48
    3.5. Đổi mới cách ra đề thi, kiểm tra. 50
    KẾT LUẬN 53
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

    HC031
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...