Chuyên Đề Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển an giang

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Từ một nước nông nghiệp lạc hậu sản xuất không đủ tiêu dùng. Qua hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã và đang từng bước vươn lên khẳng định uy tín và vị thế của mình với các bạn năm châu; nổi bậc là khi Việt Nam gia nhập WTO và ký nhiều hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Những tưởng từ đây sẽ có bước phát triển mới, nhưng Việt Nam lại chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Thế Giới (bắt nguồn từ khủng hoảng thị trường bất động sản tại Mỹ) dẫn đến suy giảm kinh tế toàn cầu, làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lâm vào khốn đốn. Trong điều kiện cần lấp khoảng trống trên thị trường xuất khẩu thì thị trường nội địa được nhắm đến. Tuy nhiên, sự chựng lại của nền kinh tế đang ít nhiều ảnh hưởng đến thu nhập của người dân và ngược lại sức mua giảm thì khó vực dậy được nền kinh tế. Chính vì vậy Chính phủ đã đưa ra chủ trương kích cầu nội địa, với mục đích kích thích tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất để tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó cũng còn một cách để tài trợ cho tiêu dùng nhưng xuất phát từ phía các ngân hàng đó là cho vay tiêu dùng.

    Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng xuất hiện từ lâu đời trên thế giới, nó ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng. Đây là một hình thức phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở một số nước phát triển trên thế giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh nhất là ở các nước đang có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động. Tuy nhiên hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam, chỉ mới phát triển trong vài năm trở lại đây. Năm 2007, lĩnh vực cho vay tiêu dùng ở nước ta trở nên sôi động song những tháng đầu năm 2008, các NH đã thắt chặt hoạt động cho vay tín dụng tiêu dùng trong bối cảnh cả nước chung tay chống lạm phát. Đầu năm 2009, khi lạm phát dần dần được kiềm chế, và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất (LS) thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, với mục đích kích thích tiêu dùng. Đây là cơ hội kinh doanh cho các tổ chức tài chính vì không sợ bị vướn trần lãi suất như cho vay doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế chưa ổn định, cho vay doanh nghiệp rủi ro cao vì với lượng vốn lớn. Do đó, nhìn chung cho vay tiêu dùng là mảng tín dụng có lợi thế phát triển hiện nay tại Việt Nam.

    Cho vay tiêu dùng được xem là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn và đem lại lợi nhuận khá cao cho các tổ chức tín dụng. Hầu hết tổ chức tín dụng đều đã tiến hành cho vay tiêu dùng từ 10 năm nay, nhưng thị trường này chỉ thật sự sôi động trong khoảng 2 năm trở lại đây, khi có sự tham gia của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính nước ngoài.Với số dân hơn 85 triệu người, phần đông là dân số trẻ, năng động, thu nhập không ngừng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng đang tăng cao, nên không chỉ các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh mà nhiều định chế tài chính cung ứng dịch vụ tiêu dùng hàng đầu thế giới vẫn đang tiếp tục vào Việt Nam.

    Trong bối cảnh đó, đứng trước thị trường đầy tiềm năng sinh lợi mà các ngân hàng đang khai thác triệt để để tìm kiếm lợi nhuận, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam đã có thái độ như thế nào và đã thực hiện những biện pháp gì để mở rộng hoạt động cho vay này?

    Từ những kiến thức học ở trường cùng với thực tế trên, em quyết định chọn chuyên đề : “Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển An Giang “ để làm chuyên đề năm 3.

    1.2.Mục tiêu nghiên cứu:

    1.2.1. Mục tiêu chung:

    Đề tài chủ yếu tập trung đánh giá hoạt động tín dụng tiêu dùng tại và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại “Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển An Giang” trong giai đoạn 2007 – 2009.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

    Đánh giá một số kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển An Giang trong giai đoạn 2007 – 2009.

    Đánh giá thực trạng tín dụng tiêu dùng (theo từng mục đích vay) tại Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển An Giang trong giai đoạn 2007 - 2009, qua những thông số liên quan đến tín dụng tiêu dùng: doanh số cho vay tiêu dùng; tình hình thu nợ; dư nợ; nợ quá hạn.

    Đề ra một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho từng đối tượng theo mục đích cho Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển An Giang.

    1.3. Phương pháp nghiên cứu:

    1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin - số liệu:

    Số liệu thứ cấp liên quan đến cho vay tiêu dùng và trao đổi thông tin với nhân viên ngân hàng.

    Thông tin về cho vay tiêu dùng chủ yếu thu thập ở bộ phận kế toán, phòng tín dụng tại Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển An Giang.

    1.3.2. Phương pháp xử lý thông tin số liệu:

    + Phương pháp thống kê, miêu tả, tổng hợp số liệu.

    + Phương pháp so sánh: sơ sở dữ liệu; tỷ trọng; cơ cấu.

    +Phương pháp phân tích số liệu và đánh giá số liệu theo số tuyệt đối ( ký hiệu: số tiền); theo số tương đối( ký hiệu: %)

    + Ngoài ra đề tài còn tham khảo ý kiến của cán bộ tín dụng tại Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển An Giang, để có những ý kiến sát với thực tế hơn.

    1.4. Phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài được thực hiện tại Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển An Giang.

    Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ lấy số liệu qua 3 năm: 2007-2008-2009.

    Đề tài tập trung vào những vấn đề phản ánh rõ nhất về hoạt động cho vay tiêu dùng như: Tình hình cho vay; tình hình thu nợ; dư nợ và nợ quá hạn của hoạt động cho vay tiêu dùng của (cho vay CBNV, thấu chi tài khoản tiền gửi, cho vay mua ô tô, cho vay xây sửa chữa nhà).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...