Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử Việt Nam lớp 12 trường trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới nhận thấy rằng, họ chỉ
    có thể vượt qua những thách thức của thời đại nếu xây dựng, phát triển được
    một hệ thống giáo dục tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, cải cách giáo dục là vấn đề
    mang tính toàn cầu, là yêu cầu cấp thiết của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
    Việt Nam đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
    hoá, đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đổi mới đồng bộ hơn, góp phần đào tạo
    những con người phát triển toàn diện. Cùng với các bộ môn khoa học khác, môn
    Lịch sử ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, bồi
    dưỡng thế hệ trẻ. Nó cung cấp cho học sinh (HS) kiến thức cơ bản, cần thiết về
    lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, hình thành lòng tự tôn, tự hào dân tộc, tiếp
    thêm niềm tin, sức mạnh để các em tham gia tích cực vào thị trường lao động
    trong nước, quốc tế.
    Miền núi phía Bắc Việt Nam là phên dậu phía Bắc của Tổ quốc, là vùng
    đất có lịch sử văn hoá lâu đời, tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh
    sống. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, các tỉnh miền núi phía Bắc có vị trí
    chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Vì vậy,
    việc tăng cường giáo dục lịch sử Việt Nam cho HS trường trung học phổ thông
    (THPT) các tỉnh miền núi phía Bắc là vấn đề cần được quan tâm hơn bao giờ
    hết. Chính những trang vàng của lịch sử Việt Nam từ cội nguồn đến nay có giá
    trị to lớn trong việc giáo dục HS truyền thống dựng nước và giữ nước của ông
    cha; giúp các em xác định được trách nhiệm của mình trong học tập rèn luyện,
    góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.
    Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, những năm gần đây giáo viên (GV)
    bộ môn Lịch sử ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc đã tích cực đổi mới
    về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Song hiệu quả dạy học lịch sử
    (DHLS) vẫn còn thấp. Các bài học lịch sử (BHLS) vẫn được tiến hành theo lối
    mòn cũ, thầy đọc, trò chép nói lại những điều trong sách giáo khoa (SGK). Đa
    số HS vẫn học tập thụ động, ghi nhớ bài học máy móc, gặp nhiều khó khăn khi
    vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tế.
    Những vấn đề lí luận và thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có
    những biện pháp để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam ở trường phổ thông
    nói chung, trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc miền Bắc nói riêng. Xuất
    phát từ lí do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả BHLS
    Việt Nam lớp 12 trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc” làm đề tài luận
    án tiến sĩ Giáo dục học, chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học2
    (PPDH) Lịch sử.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình DHLS Việt Nam lớp 12
    ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc.
    2.2. Phạm vi nghiên cứu
    Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, luận án nghiên cứu những vấn đề lý
    luận về hiệu quả bài học nói chung, hiệu quả BHLS Việt Nam nói riêng.
    Luận án không đi sâu tìm hiểu tất cả các hình thức tổ chức DHLS ở
    trường phổ thông mà chỉ tập trung xác định mức độ nội dung kiến thức, lựa
    chọn hình thức tổ chức dạy học trong nội khóa có khả năng nâng cao hiệu quả
    bài học và đi sâu đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam
    lớp 12 qua bài nghiên cứu kiến thức mới ở trên lớp trong trường THPT các tỉnh
    miền núi phía Bắc.
    Các biện pháp sư phạm đề xuất trong luận án nhắm vào đối tượng dạy
    học là HS lớp 12 trường THPT ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa của các tỉnh
    miền núi phía Bắc.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra thực tế
    DHLS Việt Nam lớp 12 tại nhiều trường THPT ở những vùng miền khác nhau
    của các tỉnh miền núi phía Bắc. Chúng tôi đã chọn 9 trường THPT để thực
    nghiệm sư phạm (TNSP) toàn phần các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
    BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên lớp.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả
    BHLS ở trường THPT, đề tài xác định mức độ nội dung kiến thức, hình thức tổ
    chức dạy học và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp
    12 ở trên lớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
    Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lí học và giáo dục lịch sử
    để làm rõ những vấn đề lí luận về nâng cao hiệu quả bài học trong DHLS ở
    trường THPT.
    Khảo sát, điều tra thực tiễn DHLS nói chung, DHLS Việt Nam lớp 12
    nói riêng ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc.
    Tìm hiểu chương trình, SGK (phần lịch sử Việt Nam lớp 12 – chương
    trình chuẩn), xác định mục tiêu (về kiến thức, kĩ năng, thái độ), mức độ nội 3
    dung kiến thức, hình thức tổ chức dạy học trong DHLS Việt Nam lớp 12. Đề
    xuất biện pháp sư phạm để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên
    lớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc.
    Thiết kế kế hoạch một số bài học và TNSP toàn phần để kiểm chứng
    các biện pháp sư phạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của các
    biện pháp sư phạm được tiến hành trong luận án.
    4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở phương pháp luận
    Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những quan điểm lí luận
    của chủ nghĩa Mác – Lê nin về nhận thức và giáo dục; quan điểm đường lối
    của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục đào tạo nói chung, giáo
    dục lịch sử nói riêng.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    * Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp các công trình của các nhà
    tâm lý - giáo dục, giáo dục lịch sử và những tài liệu lịch sử có liên quan đến đề
    tài nghiên cứu. Nghiên cứu nội dung chương trình, SGK, xác định mục tiêu về
    kiến thức, kĩ năng phần lịch sử Việt Nam lớp 12, đề xuất biện pháp sư phạm để
    nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi
    phía Bắc.
    * Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực tế phổ thông để thấy được thực
    tiễn DHLS Việt Nam ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc.
    * TNSP từng phần và toàn phần ở một số trường THPT các tỉnh miền
    núi phía Bắc để khẳng định tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả
    BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên lớp trong trường THPT miền núi phía Bắc mà
    tác giả đề xuất.
    * Sử dụng phương pháp thống kê toán học và các thành tựu của công
    nghệ thông tin để xử lý kết quả thực nghiệm.
    5. Giả thuyết khoa học
    Chúng tôi cho rằng, trong quá trình DHLS Việt Nam ở trường THPT
    các tỉnh miền núi phía Bắc nếu GV vận dụng những biện pháp sư phạm như
    luận án đề xuất phù hợp với hoạt động nhận thức, nội dung và đặc trưng môn
    học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS miền núi sẽ góp phần nâng
    cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc.
    6. Đóng góp của luận án
    Góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả BHLS
    Việt Nam nói chung, lớp 12 nói riêng ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc.
    Cung cấp thêm những số liệu điều tra, khảo sát về DHLS Việt Nam lớp
    12 ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. Đánh giá đúng thực trạng việc 4
    DHLS Việt Nam lớp 12 trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay.
    Xác định được mức độ nội dung kiến thức, hình thức tổ chức dạy học
    và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở
    trên lớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc.
    7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    Luận án góp phần làm phong phú thêm lí luận, PPDH bộ môn về hiệu
    quả BHLS nói chung, nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường
    THPT các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng.
    Nghiên cứu của đề tài này góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất
    lượng bộ môn Lịch sử ở trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng thời,
    đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học ngành Sư
    phạm Lịch sử.
    8. Cấu trúc luận án
    Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án được
    cấu trúc thành bốn chương:
    Chương 1: Tổng quan
    Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả
    BHLS Việt Nam lớp 12 trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc
    Chương 3: Xác định mức độ nội dung kiến thức và lựa chọn hình thức
    tổ chức dạy học để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 trường THPT
    các tỉnh miền núi phía Bắc
    Chương 4: Biện pháp nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trên
    lớp trong trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc – Thực nghiệm sư phạm
    Chương 1
    TỔNG QUAN
    1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả nước ngoài
    1.1.1. Trong lĩnh vực giáo dục học, tâm lí học
    Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, nâng cao hiệu quả bài học
    luôn là mối quan tâm hàng đầu của GV và các nhà khoa học giáo dục trên thế
    giới. Các công trình nghiên cứu của I.A.Cairốp, V.P.Xtơrôzicôzin, B.P.Êxipôp,
    N.V.Savin, I.A.Ilina, M.A.Đanilốp, đã nhấn mạnh: bài lên lớp là một hình
    thức cơ bản của việc tổ chức quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông.
    Bài lên lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dưỡng, giáo dục, phát triển
    HS. Để nâng cao hiệu quả bài lên lớp, ngoài việc phải xác định đúng mục đích
    dạy học, lựa chọn nội dung kiến thức cơ bản, PPDH thích hợp, GV phải biết tổ
    chức hợp lí giờ học, phải chú ý phát huy tính tích cực độc lập nhận thức của HS.5
    Bước sang đầu thế kỉ XXI, các nước trên thế giới đã triển khai nhiều
    công trình nghiên cứu về đổi mới chương trình, SGK, PPDH, . Vì vậy, lí
    luận về vấn đề nâng cao hiệu quả bài học ở trường phổ thông được bổ sung
    phong phú và sâu sắc hơn. Trên cơ sở nghiên cứu, phát triển các lí thuyết
    dạy học, các nhà khoa học giáo dục trên thế giới đã đề xuất nhiều PPDH
    mới để góp phần nâng cao hiệu quả bài học ở trường phổ thông. Trong công
    trình “Phương pháp dạy học” (Bản tiếng Anh: Method for teaching, 2002) các
    tác giả David A.Jacobsen, Paul Eggen, Donald Kauchak đã tập trung phân
    tích các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
    động của người học. Bộ sách đổi mới PPDH của Hoa Kì (được dịch ra tiếng
    Việt) có nhiều cách tiếp cận mới về vấn đề đổi mới PPDH để góp phần nâng
    cao hiệu quả bài học. Các tác giả Robert J. Marzano, Debra J. Pickering,
    Jane E. Pollock của cuốn “Các PPDH hiệu quả” (NXB Giáo dục Việt Nam,
    Hà Nội, 2011; bản dịch tiếng Việt: Nguyễn Hồng Vân) đã giới thiệu một số
    PPDH để phát huy cao độ khả năng học tập của HS. Trong mỗi PPDH đó, đã
    chỉ ra cho GV những cách làm cụ thể để thực hiện công tác giảng dạy hiệu quả nhất.
    1.1.2 Trong lĩnh vực giáo dục lịch sử
    Các nhà khoa học giáo dục lịch sử nước ngoài (N.G. Đairi, F.P.
    Korovkin, А.Г.Колоскова, Terry Haydn, ) đã phân tích những cơ sở lí
    luận định hướng việc lựa chọn các biện pháp để nâng cao hiệu quả BHLS ở
    trường phổ thông; cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho việc cải
    tiến phương pháp, hình thức tổ chức BHLS ở trường phổ thông theo hướng
    phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
    1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả
    trong nước
    1.2.1. Trong lĩnh vực giáo dục học, tâm lí học
    Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc thành tựu lí luận dạy học của Liên
    Xô (trước đây) và một số nước trên thế giới, lí luận về bài học sớm được
    các nhà khoa học giáo dục Việt Nam nghiên cứu và đề cập trong các giáo
    trình Giáo dục học.
    Trong những năm gần đây, các nhà giáo dục học, tâm lí học Việt Nam
    đã quan tâm đến những cơ sở khoa học của việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao
    chất lượng dạy học nói chung, nâng cao hiệu quả bài học nói riêng. Các công
    trình nghiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau, song chủ yếu dựa trên cơ
    sở lý thuyết về nhận thức và lý thuyết kiến tạo để phân tích quá trình nhận thức
    của HS. Từ đó, các nhà khoa học giáo dục đã khẳng định, việc học tập là quá
    trình kiến tạo kiến thức, là quá trình tương tác trong môi trường đa dạng giữa 6
    HS với nội dung dạy học, giữa HS với GV cũng như giữa HS với nhau. Vì
    vậy, để nâng cao hiệu quả bài học, môi trường học tập cần được khuyến khích
    tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của HS.
    1.2.2. Trong lĩnh vực giáo dục lịch sử
    Giáo trình “PPDH Lịch sử” đã đề cập đến những vấn đề chung về
    BHLS, các yêu cầu, biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo
    của HS trong quá trình học tập để nâng cao hiệu quả BHLS.
    Các công trình nghiên cứu của Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi,
    Trịnh Đình Tùng, Kiều Thế Hưng, . đã đi sâu phân tích bản chất quá trình
    DHLS, chỉ ra các biện pháp nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông.
    Hoạt động nghiên cứu đi tìm giải pháp nâng cao hiệu quả BHLS còn
    được thể hiện ở nhiều hội thảo khoa học, trong các bài viết đăng trên tạp chí
    chuyên ngành, trong các luận văn cao học, luận án tiến sĩ.
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề bài học,
    nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông đã phát triển theo hướng ngày
    càng hoàn thiện hơn cả về nội dung nghiên cứu lẫn quy trình, phương pháp
    nghiên cứu, tiếp cận gần hơn với trình độ phát triển của khoa học giáo dục trên
    thế giới. Trên cơ sở đó, góp phần trang bị cho GV phổ thông những vấn đề lí
    luận cơ bản trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy
    học để nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam ở trường THPT.
    * Những vấn đề các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử đã giải quyết
    Tuy còn những quan điểm khác nhau, song phần lớn các công trình
    nghiên cứu giáo dục của các nhà khoa học giáo dục, giáo dục lịch sử trên thế
    giới, trong nước đã có những đóng góp đáng kể trong việc tìm hiểu, cải tiến bài
    lên lớp và đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:
    - Khẳng định bài học - bài lên lớp là hình thức dạy học chủ yếu ở
    trường phổ thông. Nâng cao hiệu quả bài học có vai trò quan trọng trong việc
    thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường phổ thông;
    - Cung cấp số liệu điều tra thực tiễn việc dạy học nói chung, DHLS nói
    riêng ở trường THPT hiện nay;
    - Xác định được cơ sở lí luận quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả bài
    học nói chung, nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông nói riêng.
    Những vấn đề các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử đã giải quyết ở trên là
    những vấn đề có ý nghĩa quan trọng mà luận án kế thừa để làm cơ sở lí luận đề
    xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả BHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT
    các tỉnh miền núi phía Bắc.
    1.3. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
    Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các công trình đi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...