Thạc Sĩ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giả

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của Đề tài.
    Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ hết sức
    quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi mới
    được thành lập đến nay cùng với việc Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn
    bản pháp luật, Đảng cũng có nhiều chỉ thị, nghị quyết để chỉ đạo, hướng
    dẫn các cơ quan trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Luật Khiếu nại, tố
    cáo năm 1998 và các lần sửa đổi bổ sung qua các năm 2004, năm 2005
    cùng các văn bản pháp luật về các ngành, lĩnh vực đã quy định đầy đủ, chi
    tiết hơn về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; trách nhiệm,
    nghĩa vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước; việc thanh tra trách nhiệm
    của các cơ quan, tổ chức nói chung và của cơ quan hành chính Nhà nước
    nói riêng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
    Tuy nhiên các ngành các cấp còn có nhận thức khác nhau về công tác
    thanh tra trách nhiệm, đồng thời trong chỉ đạo tổ chức thực hiện cũng còn
    chưa thống nhất. Chúng ta phải thấy rằng thanh tra trách nhiệm trong giải
    quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ quan hành
    chính Nhà nước, nó có liên quan mật thiết đến hiệu quả công tác giải quyết
    khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó, các vấn đề như: nội dung thanh tra, phương
    pháp thanh tra, cách thức tiến hành thanh tra cũng như bảo đảm hiệu quả
    của việc thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được hiểu
    và áp dụng một cách đầy đủ, thống nhất ở các Bộ, ngành, địa phương.
    Chính vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và
    2

    thực tiễn của công tác này, từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực,
    hiệu quả công tác thanh tra trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
    Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh
    tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc giải quyết
    khiếu nại, tố cáo” là công việc hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề
    tài, một mặt sẽ đáp ứng yêu cầu giải quyết những vấn đề lý luận chung về
    thanh tra, kiểm tra trách nhịêm giải quyết khiếu nại, tố cáo; mặt khác nó sẽ
    góp phần tích cực, quan trọng vào nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết
    khiếu nại, tố cáo, đáp ứng những vấn đề đặt ra từ thực tiễn công tác giải
    quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
    2. Mục đích và nội dung nghiên cứu.
    2.1. Mục đích nghiên cứu.
    Làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng về thanh tra trách
    nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố
    cáo. Trên cơ sở đó nêu lên phương hướng và giải pháp nhằm nâng nâng cao
    hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành
    chính Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    2.2. Nội dung nghiên cứu.
    - Làm rõ các khái niệm thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết
    khiếu nại, tố cáo; làm rõ vai trò, vị trí và nội dung thanh tra trách nhiệm của
    các cơ quan hành chính Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo .
    - Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác
    thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước về giải quyết
    khiếu nại, tố cáo và rút ra những nguyên nhân của hạn chế.
    3

    - Nêu lên phương hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng
    cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành
    chính Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    3- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
    3.1. Cơ sở lý luận:
    Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
    Lênin, Tư tưởng Hồ chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản
    Việt nam về Nhà nước pháp quyền, về bảo đảm quyền dân chủ của nhân
    dân nói chung và trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo nói riêng.

    3.2. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài được thực hiện bởi các phương pháp phân tích, tổng hợp, so
    sánh, diễn dịch và quy nạp.

    4. Phạm vi nghiên cứu.
    Đề tài nghiên cứu về thanh tra trách nhịêm giải quyết khiếu nại, tố
    cáo thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Trong đó tập trung chủ
    yếu là công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Bộ, ngang Bộ
    và Uỷ ban nhân dân các cấp và một số cơ quan hành chính nhà nước khác.

    5. Tiến độ thực hiện.
    Trên cơ sở Quyết định số 245/QĐ - TTCP ngày 24 tháng 01 năm
    2006 của Thanh tra Chính phủ, nhóm nghiên cứu đã triển khai theo các giai
    đoạn từ tháng 2/2006 đến tháng 2/2007. Đến nay Đề tài đã có sự cộng tác
    tích cực của các nhà nghiên cứu và nhà quản lý, Ban chủ nhệm đề tài đã tổ
    chức hai Hội thảo về định hướng nghiên cứu thông qua Đề cương nghiên
    cứu, Hội báo cáo tổng thuật của đề tài;
    - Các nhà khoa học, nhà quản lý, Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra
    viên chính và các tham gia nghiên cứu viết bài với số lướng bài tuơng đối
    phong phú, toàn diện.
    Dưới đây là báo cáo Tổng quan kết quả nghiên cứu của đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...