Thạc Sĩ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước[TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.
    [/TD]
    [TD]Quản lý hành chính nhà nước và văn bản quản lý hành chính nhà nước
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.
    [/TD]
    [TD]Khái niệm hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước
    [/TD]
    [TD]27
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.
    [/TD]
    [TD]Tiêu chí đánh giá hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước
    [/TD]
    [TD]54
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 2: HIỆU LỰC, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]68
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.
    [/TD]
    [TD]Sự cần thiết đánh giá hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước
    [/TD]
    [TD]68
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.
    [/TD]
    [TD]Đánh giá hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước
    [/TD]
    [TD]71
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.
    [/TD]
    [TD]Các yếu tố tác động và nguyên nhân dẫn tới thực trạng hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước
    [/TD]
    [TD]96
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4.
    [/TD]
    [TD]Các điều kiện bảo đảm tăng cường hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước
    [/TD]
    [TD]111
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
    [/TD]
    [TD]121
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.
    [/TD]
    [TD]Quan điểm trong việc nâng cao hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước
    [/TD]
    [TD]121
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.
    [/TD]
    [TD]Những giải pháp nâng cao hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước
    [/TD]
    [TD]125
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]173
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    [/TD]
    [TD]176
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]178
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]185
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Trong quá trình cải cách hành chính nhà nước, bộ máy hành chính đã từng bước được hoàn thiện và nhờ đó, hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước dần được nâng cao về chất lượng, tăng cường về hiệu lực so với thời gian trước đây và đã có tác dụng tích cực trong quá trình tác động vào đời sống xã hội, mang lại những kết quả đáng khích lệ.
    Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều văn bản khiếm khuyết ở những mức độ khác nhau, như: được ban hành trái thẩm quyền, nội dung trái pháp luật, các quy định tản mát, chồng chéo, mâu thuẫn nhau, không phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội nên đã không có khả năng thực thi hoặc khi thực hiện đã tạo ra những kết quả rất thấp, thậm chí ngược lại so với dự định của chủ thể ban hành văn bản. Bên cạnh đó, việc nhận diện, xác định văn bản khiếm khuyết, việc xử lý các văn bản khiếm khuyết thường không được kịp thời, nhiều khi không đúng đắn hoặc không thống nhất về quan điểm của các bên hữu quan. Đồng thời, việc tổng kết, rút kinh nghiệm, hướng dẫn về công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản cũng gặp nhiều khó khăn và có hiệu quả không cao. Toàn bộ những việc đó một mặt đã làm chậm sự phát triển của kinh tế - xã hội, trực tiếp làm giảm sút hiệu quả, hiệu lực của quản lý hành chính nhà nước; mặt khác, tạo ra tâm lý coi thường pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và trong nhân dân, làm tổn hại tới uy tín Nhà nước. Vì vậy, muốn tăng cường hiệu quả, hiệu lực của quản lý hành chính nhà nước thì cần tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động khác nhau, trong đó việc phát hiện và xử lý các văn bản quản lý hành chính nhà nước khiếm khuyết là một nhiệm vụ cấp bách, được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
    Làm sáng tỏ về lý luận những nội dung cơ bản có liên quan đến hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước, một mặt sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động ban hành văn bản; kiểm tra, rà soát, xử lý các văn bản đã ban hành nhằm tạo nên hệ thống pháp luật thống nhất, hoàn chỉnh và thực thi có hiệu quả hệ thống đó; mặt khác, góp phần nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, như: xác định thẩm quyền, sắp xếp lại bộ máy và đội ngũ công chức hành chính, cải tiến lề lối làm việc, đổi mới thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy dân chủ, tăng cường hiệu lực quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
    Trong khi đó, việc nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay chưa thực sự được chú trọng, vì vậy việc nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc để thu hẹp, tiến tới loại bỏ khoảng trống trong lý luận khoa học pháp lý về hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn; phù hợp với đòi hỏi cần được ưu tiên giải quyết, nhằm góp phần tăng cường hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Ở nước ta hiện nay, vấn đề quản lý hành chính nhà nước và văn bản quản lý hành chính nhà nước đang được nhiều nhà khoa học (luật học, hành chính học ) quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của những vấn đề này, như về hiệu lực của quản lý hành chính nhà nước, về văn bản quản lý hành chính nhà nước, về hiệu quả của văn bản quản lý hành chính nhà nước Có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố, như: "Quản lý và kỹ thuật quản lý" của Thomas J. Robbins; "Quản lý hành chính lý thuyết và thực hành" của Michel Amiel; "Phân cấp quản lý hành chính chiến lược cho các nước đang phát triển" của J.M. Cohen và S.B. Peterson; "Ngữ pháp văn bản" của O.I. Moskalskaja; "Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học" của I.R.Galperin; "Quyết định của các cơ quan quản lý địa phương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", luận án PTS Luật học của Nguyễn Cửu Việt; "Quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật", Dự án VIE/94/003 của Bộ Tư pháp; "Soạn thảo và xử lý văn bản đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý" của Nguyễn Văn Thâm; "Căn cứ để phân định quyền lập pháp và quyền lập quy" của Đinh Văn Mậu; "Hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước" của Học viện Hành chính Quốc gia; "Hiệu quả của pháp luật" của Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật .
    Tuy không hoàn toàn thống nhất với nhau về quan điểm đối với một số vấn đề có liên quan tới những nội dung nói trên và còn có những hạn chế nhất định, nhưng hệ thống lý luận đã được hình thành khá cơ bản và tương đối toàn diện về văn bản quản lý hành chính nhà nước, còn về vấn đề hiệu lực nói chung và hiệu lực của những văn bản này nói riêng thì việc nghiên cứu mới chỉ được tiến hành với một mức độ rất hạn chế, chưa mang tính toàn diện, đầy đủ và hệ thống nên mới chỉ hình thành được một số khái niệm về hiệu lực, như: hiệu lực của quản lý, hiệu lực của quản lý hành chính nhà nước, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật mà chưa có khái niệm về hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước, chưa xác định được vai trò của hiệu lực đối với hiệu quả của văn bản, từ đó có sự lẫn lộn trong nhận thức, lúng túng trong việc xác lập những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của văn bản quản lý hành chính nhà nước.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Mục đích của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản có tính lý luận về hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước, tạo cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước.
    Để có thể đạt mục đích đó, trong phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước và hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam, luận án tập trung vào những nhiệm vụ sau đây:
    - Xác định rõ về lý luận khái niệm văn bản quản lý hành chính nhà nước, hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước;
    - Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước;
    - Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước;
    - Đánh giá về thực trạng hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước trong thực tiễn; xác định những nguyên nhân dẫn tới thực trạng hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước trong thực tiễn;
    - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    Luận án được hình thành trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, các vấn đề có liên quan tới hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước được nghiên cứu, đánh giá trong mối liên hệ mật thiết giữa các văn bản trong hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước; giữa hiệu lực văn bản quản lý hành chính nhà nước với hiệu lực các văn bản khác của Nhà nước; giữa lý luận và thực tiễn; giữa thực trạng, nguyên nhân và giải pháp tăng cường hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước.
    Luận án được tiến hành bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản là: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, đối chiếu thực tiễn. Nhờ đó, những vấn đề có liên quan tới hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và xác thực của những nội dung cụ thể trong luận án.
    5. Điểm mới và ý nghĩa của luận án
    Luận án có một số điểm mới:
    Thứ nhất, đã xác lập được khái niệm hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước, gồm hai yếu tố cấu thành là hiệu lực pháp lý và hiệu lực thực tế của văn bản; trong hiệu lực pháp lý, ngoài những nội dung đã được nhiều tài liệu khai thác là hiệu lực về thời gian, về không gian và về đối tượng, còn khai thác thêm một nội dung được xác định dựa trên quan điểm hệ thống, xem xét văn bản trong mối quan hệ hữu cơ với những văn bản khác: hiệu lực về hệ cấp văn bản;
    Thứ hai, đã xây dựng được các tiêu chí khoa học để đánh giá hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước; xác định được những yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện bảo đảm hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước;
    Thứ ba, đã đánh giá có hệ thống, toàn diện về hiệu lực và đã đưa ra được các kiến nghị khoa học về việc nâng cao hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước ở nước ta.
    Luận án có ý nghĩa:
    Thứ nhất, đã bước đầu giải quyết căn bản một số vấn đề lý luận về văn bản quản lý hành chính nhà nước, về hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước, tạo tiền đề cho việc ứng dụng vào giảng dạy, nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo luật;
    Thứ hai, đã xây dựng được một số khái niệm cơ bản tạo điều kiện quan trọng cho việc tiếp tục nghiên cứu về những vấn đề có liên quan, như: hiệu lực của pháp luật, hiệu lực của quản lý nhà nước .;
    Thứ ba, đã tạo cơ sở lý luận để ứng dụng vào thực tiễn trong việc soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, rà soát, xử lý các văn bản văn bản quản lý hành chính nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của chúng.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chương, 9 tiết.
     
Đang tải...